Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Thu Nhập Từ Nấm Bào Ngư

Tăng Thu Nhập Từ Nấm Bào Ngư
Ngày đăng: 09/10/2014

Nhằm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong điều kiện giá mủ cao su đang xuống thấp như hiện nay, gia đình anh Lương Xuân Hùng ở ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã thực hiện thành công mô hình trồng nấm bào ngư. Hiện nay gia đình anh có 3 nhà nấm, mỗi vụ trồng được khoảng 9.000 bịch phôi giống. Với giá bán cho thương lái trung bình 12.000 đồng/kg, gia đình thu lời khoảng 30 triệu đồng/vụ.

Anh Hùng cho biết, trước đây anh theo học ngành điện công nghiệp tại trường Cao đẳng Công nghiệp 4 (TP.HCM) và đã có 9 năm làm việc cho một công ty điện của Hàn Quốc tại TP.HCM. Sau khi kết hôn (năm 2009), để tiện việc chăm sóc mẹ già và ở gần bên vợ nên anh nghỉ việc về quê trồng cao su.

2 năm trở lại đây giá mủ cao su xuống thấp khiến kinh tế gia đình anh gặp khó khăn. Mong muốn giữ lại vườn cao su nhưng vẫn bảo đảm ổn định kinh tế gia đình, anh Hùng đã chịu khó tìm hiểu các mô hình làm kinh tế xen canh hiệu quả và thấy trồng mô hình trồng nấm bào ngư có hiệu quả cao và phù hợp. Năm 2013, được sự ủng hộ của gia đình, anh bắt tay vào làm nhà nấm và anh đã thành công.

Anh Hùng cho biết, trồng nấm bào ngư không khó, chỉ cần người trồng tỉ mỉ và làm đúng yêu cầu khử trùng sau mỗi vụ thu hoạch thì có thể làm trại nấm lâu dài. Nguyên liệu để trồng nấm rất đơn giản, chủ yếu là rơm, rạ, mùn cưa, vôi… Tất cả nguyên liệu này sau khi trộn theo tỷ lệ thích hợp sẽ được đóng thành từng bịch và đưa vào lò nấu để khử trùng. Sau khi khử trùng, các bịch sẽ được cấy phôi nấm và đưa vào nhà nuôi ở với độ ẩm bảo đảm từ 80 - 85%.

“Nếu người nông dân làm đúng kỹ thuật trồng và theo đúng quy trình xả trại thì một năm có thể trồng được 4 vụ. Những bịch nấm sau thu hoạch người nông dân có thể tận dụng làm phân bón cho cao su. Như thế sẽ giảm được chi phí trong việc mua phân bón vườn cây”, anh Hùng chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Bình, trong tình hình giá mủ cao su thấp như hiện nay việc thực hiện các mô hình kinh tế trong vườn cao su rất hợp lý, người dân vẫn giữ được vườn cao su nhưng vẫn bảo đảm ổn định kinh tế gia đình. Mô hình trồng nấm bào ngư của anh Hùng ở ấp Nước Vàng là một trong những mô hình đáng được khích lệ.


Có thể bạn quan tâm

Hà Nội tập huấn kỹ năng nắm bắt thị trường cho người trồng nhãn Hà Nội tập huấn kỹ năng nắm bắt thị trường cho người trồng nhãn

Ngày 16/5, tại xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng nắm bắt thị trường và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm” cho hơn 50 hội viên thuộc Hội sản xuất, kinh doanh nhãn muộn Hoài Đức.

18/05/2015
Huyện Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) mở rộng diện tích trồng bưởi da xanh Huyện Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) mở rộng diện tích trồng bưởi da xanh

Thời gian gần đây, bưởi da xanh bán được giá cao nên nhiều hộ dân ở huyện Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) đã đầu tư trồng loại cây này. Theo thống kê, toàn huyện hiện có 125ha bưởi da xanh (tăng 72ha so với năm 2014).

18/05/2015
Giá nhiều loại trái cây giảm Giá nhiều loại trái cây giảm

Bước vào mùa thu hoạch rộ, hiện giá nhiều loại trái cây của nhà vườn tại vùng ĐBSCL như: Xoài, sầu riêng, dâu, măng cụt, ổi… đã giảm ít nhất từ 2.000 - 10.000 đồng/kg so với cách nay 2 tuần.

18/05/2015
Cây tỉ đô bị hắt hủi Cây tỉ đô bị hắt hủi

Là một trong 10 sản phẩm nông sản XK chủ lực của Việt Nam (VN), nhưng cây sắn vẫn đang bị hắt hủi khi gần như trống chính sách. Trong khi đó, vấn đề năng suất, canh tác, SX sâu sau chế biến vẫn vấp phải những hạn chế lớn.

19/05/2015
Ngành mía đường đột phá để hội nhập Ngành mía đường đột phá để hội nhập

Khi hội nhập, ngành mía đường Việt Nam sẽ phải làm gì để cạnh tranh, khi giá mía thành phẩm luôn cao hơn ở các nước khác?

19/05/2015