Tăng Thu Nhập Từ Nấm Bào Ngư

Nhằm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong điều kiện giá mủ cao su đang xuống thấp như hiện nay, gia đình anh Lương Xuân Hùng ở ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã thực hiện thành công mô hình trồng nấm bào ngư. Hiện nay gia đình anh có 3 nhà nấm, mỗi vụ trồng được khoảng 9.000 bịch phôi giống. Với giá bán cho thương lái trung bình 12.000 đồng/kg, gia đình thu lời khoảng 30 triệu đồng/vụ.
Anh Hùng cho biết, trước đây anh theo học ngành điện công nghiệp tại trường Cao đẳng Công nghiệp 4 (TP.HCM) và đã có 9 năm làm việc cho một công ty điện của Hàn Quốc tại TP.HCM. Sau khi kết hôn (năm 2009), để tiện việc chăm sóc mẹ già và ở gần bên vợ nên anh nghỉ việc về quê trồng cao su.
2 năm trở lại đây giá mủ cao su xuống thấp khiến kinh tế gia đình anh gặp khó khăn. Mong muốn giữ lại vườn cao su nhưng vẫn bảo đảm ổn định kinh tế gia đình, anh Hùng đã chịu khó tìm hiểu các mô hình làm kinh tế xen canh hiệu quả và thấy trồng mô hình trồng nấm bào ngư có hiệu quả cao và phù hợp. Năm 2013, được sự ủng hộ của gia đình, anh bắt tay vào làm nhà nấm và anh đã thành công.
Anh Hùng cho biết, trồng nấm bào ngư không khó, chỉ cần người trồng tỉ mỉ và làm đúng yêu cầu khử trùng sau mỗi vụ thu hoạch thì có thể làm trại nấm lâu dài. Nguyên liệu để trồng nấm rất đơn giản, chủ yếu là rơm, rạ, mùn cưa, vôi… Tất cả nguyên liệu này sau khi trộn theo tỷ lệ thích hợp sẽ được đóng thành từng bịch và đưa vào lò nấu để khử trùng. Sau khi khử trùng, các bịch sẽ được cấy phôi nấm và đưa vào nhà nuôi ở với độ ẩm bảo đảm từ 80 - 85%.
“Nếu người nông dân làm đúng kỹ thuật trồng và theo đúng quy trình xả trại thì một năm có thể trồng được 4 vụ. Những bịch nấm sau thu hoạch người nông dân có thể tận dụng làm phân bón cho cao su. Như thế sẽ giảm được chi phí trong việc mua phân bón vườn cây”, anh Hùng chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Bình, trong tình hình giá mủ cao su thấp như hiện nay việc thực hiện các mô hình kinh tế trong vườn cao su rất hợp lý, người dân vẫn giữ được vườn cao su nhưng vẫn bảo đảm ổn định kinh tế gia đình. Mô hình trồng nấm bào ngư của anh Hùng ở ấp Nước Vàng là một trong những mô hình đáng được khích lệ.
Có thể bạn quan tâm

Vụ xoài 2012, nhà vườn chuyên canh đặc sản xoài cát Hòa Lộc tỉnh Tiền Giang trúng mùa và trúng giá, đời sống khấm khá. Với giá thương lái thu mua lúc cao điểm đạt kỷ lục 55.000 - 60.000 đồng/kg loại thượng hạng và tiếp tục giữ ở ổn định mức 20.000 - 22.000 đồng/kg lúc thu hoạch rộ, mỗi ha xoài cát Hòa Lộc cho giá trị sản lượng từ 300 - 400 triệu đồng, trong đó lãi ròng 40 - 50%, trở thành một trong những cây trồng hiệu quả kinh tế cao nhất tại địa phương.

Theo thông báo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), tính đến ngày 20.5, dịch lợn tai xanh đã xuất hiện tại 8 tỉnh gồm: Điện Biên, Yên Bái, Nam Định, Phú Thọ, Lào Cai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Lai Châu.

Nông dân thu ớt bao nhiêu, thương lái xuống tận ruộng mua bấy nhiêu, với mức giá lên tới 15.000-16.000 đồng/kg (tăng 5.000-6.000 đồng/kg so với hồi đầu năm).

Nhằm tìm ra những loại cây trồng thích nghi tốt với việc biến đổi khí hậu, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị và Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung phối hợp với huyện Hải Lăng, thực hiện dự án trồng cây ớt trên đất cát trắng ở xã Hải Quế

Hiện nay, nhiều ngư dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đã tận dụng diện tích ao, hồ nuôi tôm sú không đạt để phát triển nghề nuôi cá chẽm. Tại huyện Duyên Hải, 3 năm trước đã có khoảng 5 hộ nuôi thử nghiệm cá chẽm bằng giống sinh sản nhân tạo. Nhận thấy có hiệu quả, bà con truyền nhau kinh nghiệm nuôi cá và từ đó phong trào nuôi cá chẽm ngày càng lan rộng trên địa bàn huyện. Đến đầu năm 2012, toàn huyện đã có trên 100 hộ nuôi, tập trung nhiều ở các xã Hiệp Thạnh, Long Khánh và Long Vĩnh.