Tăng Thu Nhập Nhờ Trồng Cỏ Voi Nuôi Bò

Dọc quốc lộ 1 tại khu phố Lương Hòa (thị trấn Lương Sơn - Bắc Bình - Bình Thuận) dễ dàng nhận thấy đàn bò béo tròn bên ruộng cỏ voi xanh mơn mởn thay cho ruộng hoa màu kém hiệu quả trước đây. Đó là mô hình trồng cỏ nuôi bò của các hộ dân nơi đây.
Ông Nguyễn Văn Hòa đang cắt cỏ voi.Theo một số nông dân tại Lương Hòa, trước đây, thức ăn cho bò nhờ vào rơm rạ và đồng cỏ tự nhiên, nhưng bò phát triển chậm. Bởi rơm rạ không đủ chất, đồng cỏ tự nhiên ngày càng thu hẹp. Vì vậy, người dân tận dụng diện tích đất trống trồng cỏ voi 06, nhằm chủ động nguồn thức ăn cho bò. Sau khi giâm hom, cỏ voi có thời gian sinh trưởng 60 - 70 ngày cho thu hoạch lần đầu, thu tái sinh với chu kỳ 25 ngày, rải phân 1 lần/tuần. Thời gian trồng thích hợp là mùa mưa, đỡ phải tưới nước nhiều, trồng một lần thu hoạch kéo dài từ 4 - 5 năm. Cỏ voi cũng như các cây trồng khác, bón phân và chăm sóc tốt thì mới phát triển nhanh.
“Trồng cỏ vốn ít, lại nhàn, thu nhập đều đều. Cỏ voi dễ trồng, là nguồn thức ăn dồi dào cho trâu bò, lại tiết kiệm được nhiều chi phí. Tôi trồng hơn 2 sào cỏ voi và nuôi 7 con bò. Mỗi tháng, bò ăn dư, tôi bán kiếm khoảng 1,5 triệu đồng sau khi trừ tiền phân bón. Nuôi bò không chăn thả, cỏ voi là thức ăn chủ yếu, nên bò ít mắc bệnh và phát triển tốt dù thời tiết khô hạn”, ông Nguyễn Văn Hòa, trú tại khu phố Lương Hòa (Lương Sơn - Bắc Bình) cho hay.
Theo Hội Nông dân thị trấn Lương Sơn, khu phố Lương Hòa có khoảng 60 hộ trồng cỏ nuôi bò, với nhiều giống cỏ khác nhau như cỏ tím, cỏ sả, cỏ voi 06, cỏ không ngứa… trong đó cỏ voi 06 chiếm diện tích cao. Người dân thường mua bò ốm về thúc đến giáp 1 năm, bán bò thịt thương phẩm. Nếu thúc tốt, thì khoảng 10 tháng xuất chuồng. Mô hình trồng cỏ nuôi bò vỗ béo mang lại hiệu quả, do chủ động nguồn thức ăn cho bò, nhất là vào thời điểm khô hạn. Nhờ vậy, nhiều hộ dân ở Lương Sơn thoát nghèo, tăng thu nhập kinh tế cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 6-9, Sở NN&PTNT phối hợp Tổng cục nuôi trồng thủy sản tổ chức triển khai Nghị Định số 36/ 2014 của Chính Phủ về việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra cho lãnh đạo các huyện kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung và người nuôi cá tra trong tỉnh Sóc Trăng.

Từ bao đời nay, trên dải cát nằm dọc bãi ngang ven biển xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đến cả cỏ cây cũng khó sinh sống được.

Sau gần 2 tháng triển khai Dự án phát triển chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chiều 5.9, Trạm Khuyến nông Thành phố Tây Ninh tổ chức tổng kết Dự án, đánh giá kết quả thực hiện của chương trình này trên địa bàn Thành phố.

Những năm gần đây, mô hình nuôi dê lấy thịt ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đang được nhân rộng và trở thành mô hình sản xuất bền vững quy mô hộ gia đình, mở ra nhiều triển vọng cho người dân địa phương. Nhất là từ khi có sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật từ các Chương trình 30a, 135 của Chính phủ.

Tại Hội nghị tổng kết thí điểm bảo hiểm nông nghiệp của Chính phủ sáng 27/6, báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp bảo hiểm cho biết, đến nay việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã được triển khai ở 20 tỉnh, thành phố trong 3 năm qua.