Tăng Thu Nhập Nhờ Nuôi Rắn Và Ếch

Những năm gần đây, phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) xuất hiện nhiều mô hình mới như nuôi chim bồ câu, nuôi thỏ, nuôi trùn quế… Trong đó, mô hình nuôi rắn ráo trâu kết hợp nuôi ếch của anh Huỳnh Văn Hiệp (thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp) giúp anh tăng thêm nguồn thu nhập trong thời gian nông nhàn.
Trước đó, anh Hiệp xem chương trình giới thiệu mô hình nuôi rắn thương phẩm trên truyền hình, đã tìm mua con giống từ Tây Ninh về thả nuôi, với kích thước 10 con đồng lứa/chuồng 2m2, nắp làm bằng lưới mắt cáo đảm bảo rắn không chui ra. Lúc mới nuôi, anh phải đi bắt ếch, nhái hàng đêm, bắt riết rồi nguồn thức ăn tự nhiên cũng cạn kiệt dần. Chính vì vậy, anh học cách nuôi ếch Thái Lan sinh sản, để làm thức ăn cho rắn.
Khi ếch lớn, rắn ăn còn dư, anh Hiệp bán ếch giống và ếch thương phẩm. Cứ 3,5 – 4 tháng, anh bán lứa ếch thương phẩm giá 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 4 triệu đồng.
Theo anh Hiệp, nếu nắm bắt quy trình kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi, rắn tăng trọng rất nhanh. Nuôi khoảng 7 tháng, rắn đạt trọng lượng trung bình 1 - 1,2 kg/con, mang lại nguồn thu nhập cao cho người nuôi. Với giá rắn thương phẩm 400.000 đồng/con loại 700gram, 450.000 đồng/con loại 1kg, anh lãi 250.000 đồng/con sau khi trừ chi phí. Trong quá trình nuôi, chuồng trại phải vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, tránh rắn bị bệnh tiêu chảy.
Loại rắn ráo trâu này mỗi năm đẻ hai lứa, trung bình 10 trứng/lứa, nên ấp trứng rắn với cát độ ẩm vắt vừa nắm tay. Dụng cụ ấp trứng cũng đơn giản như lu, thùng… ấp trong vòng 75 ngày rắn nở, nếu độ ẩm thiếu thì thời gian ấp kéo dài 80 ngày. Sau đợt thay da đầu tiên, rắn con có thể ăn ếch nhái nhỏ, không được để rắn con mới nở chung với rắn lớn.
“Mô hình nuôi rắn ráo trâu kết hợp nuôi ếch phù hợp hoàn cảnh kinh tế của đại đa số nông dân: do vốn đầu tư ít, sử dụng thời gian nhàn rỗi, tận dụng nguồn thức ăn từ đồng ruộng, không chiếm nhiều diện tích nuôi”, anh Hiệp chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI), các nhà khoa học thuộc Phòng Chọn tạo giống của Viện đã lai tạo thành công thêm một giống thanh long mới có giá trị kinh tế cao. Đó là giống thanh long ruột tím hồng có ký hiệu LĐ5.

Ở Đồng Tháp, thấy trồng nếp dễ bán nên nhiều nông dân ở các huyện: Thanh Bình, Tân Hồng, Tháp Mười đổ xô trồng nếp, dù không cần biết thị trường thế nào.

Xí nghiệp gà giống Tam Đảo, thuộc Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Nam, chuyên cung cấp cho thị trường giống gà Ross 308 (giống gà của Mỹ). Với khoảng 50.000 gà giống bố mẹ, mỗi năm, Xí nghiệp cung cấp cho các trang trại, cơ sở chăn nuôi khoảng 4,7 vạn gà giống. Để đảm bảo nguồn gà giống khỏe mạnh, Xí nghiệp đặc biệt coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh.

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng - Bình Phước) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.

Từ lần gặp đầu tiên, tôi rất ấn tượng với chú bởi tác phong nhanh nhẹn và cởi mở. Chú là người biết nắm bắt cơ hội để làm kinh tế gia đình: nuôi ong lấy mật và làm du lịch. Chú Lê Hữu Phước, 58 tuổi, một nông dân chân chất, thích học hỏi, ngụ ở ấp Phú Hiệp - xã Vĩnh Bình (Chợ Lách - Bến Tre).