Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng thu nhập nhờ luân canh cây trồng

Tăng thu nhập nhờ luân canh cây trồng
Ngày đăng: 23/04/2015

Từ tỉnh Ninh Bình vào lập nghiệp những năm 1990, ông Đỗ Thế Năng và bà Nguyễn Thị Cúc gặp nhiều khó khăn. Qua thời gian tích cóp, dành dụm, ông bà mua thêm đất mở rộng diện tích lên 2,5ha, trong đó có 1,5ha đất rẫy. Những năm đầu sản xuất, do chưa am hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa màu, cây ăn quả nên năng suất cây trồng còn hạn chế, thu nhập bấp bênh.

Sau một thời gian tìm tòi, học hỏi kỹ thuật trồng trọt, ông Năng nhận ra, với thổ nhưỡng, khí hậu như khu vực Diên Thọ, chỉ có trồng luân canh kết hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thế là, ở khu vực 1ha giáp sông Cái, ông Năng trồng đu đủ, bí đỏ, chuối cau luân phiên. Ngoài ra, ông trồng thêm bưởi da xanh, mít nghệ để lập vườn.

Ở diện tích 1,5ha đất rẫy có độ dốc, ông trồng chuối mốc, mít nghệ, keo để vừa chống xói mòn vừa lập vườn tạo thế ổn định lâu dài.

Đến thăm khu vườn của ông bà, chúng tôi thán phục việc triển khai kế hoạch sản xuất, triệt để tuân thủ lịch thời vụ. Vườn đu đủ tuy vẫn còn cho thu hoạch nhưng ông bà đã mạnh dạn phá bỏ, thay thế bằng trồng bí đỏ. Bà Cúc cho biết, loại đu đủ mà bà đầu tư là giống cao sản, có chu kỳ 6 - 8 tháng, năng suất bình quân 40kg cây/vụ, trong đó loại 1 chiếm 50%. Hiện nay, thương lái mua tận vườn với giá bán 8.000 đồng/kg.

Với số lượng 500 - 700 cây, mỗi vụ cho gia đình ông bà thu nhập bình quân 100 triệu đồng... Trồng bí đỏ nhằm thay đất cho đu đủ, vừa cắt đứt vòng đời sâu bệnh, vừa làm tốt chức năng dinh dưỡng bởi cây bí tạo sinh khối lớn. Sau khi phân hủy, cây bí sẽ để lại lượng lớn đất màu mỡ. Bí đỏ 1 năm 2 vụ, bình quân 2.000m2 cho sản lượng 10 tấn quả. Năm ngoái, bà trồng trên diện tích 3.000m2, thu nhập hơn 40 triệu đồng.

Cũng theo bà, bí đỏ dễ trồng, ít sâu bệnh, ít thuốc, ít phân, chi phí thấp nhưng thu nhập cao. Bên cạnh đó, cây chuối cau cho quả có giá trị dinh dưỡng cao và thị trường ưa chuộng cũng được ông bà quan tâm. Hiện nay, số lượng chuối cau ông bà đã trồng có hơn 300 gốc, phát triển và cho thu hoạch liên tục.

Vài năm gần đây, do yêu cầu lập vườn, đồng thời cây mít nghệ và bưởi da xanh có giá, thị trường ưa chuộng nên ông bà quyết định đưa mít, bưởi vào trồng. Hiện nay, vườn mít đã có 200 gốc, trong đó có 100 gốc đang ra trái bói; còn vườn bưởi 200 cây cũng gần đến giai đoạn cho quả. Theo bà Cúc, mỗi năm, vườn mít cho thu hoạch khoảng 3 tấn quả. Với giá bán bình quân 10.000 đồng/kg, vườn mít cho thu nhập 30 triệu đồng/năm...

Với việc chọn cây trồng phù hợp và luân canh hợp lý, ông bà đã có thu nhập ổn định khoảng 200 triệu đồng/năm. Đó là chưa kể thời gian tới, khi các loại cây trồng đi vào thời kỳ cho quả ổn định, cây keo đủ tuổi, thu nhập của gia đình ông bà sẽ cao hơn nữa.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Diên Thọ: Nhờ lao động cần cù, biết luân canh kết hợp cây trồng, ông bà Đỗ Thế Năng - Nguyễn Thị Cúc có thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Từ hộ khó khăn, ông bà đã vươn lên trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động; ngoài ra còn tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trong vùng khi có nhu cầu…


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vụ Đông Xuân Trong Nhà Bạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vụ Đông Xuân Trong Nhà Bạt

Vào mùa đông, tôm thẻ chân trắng rất khó nuôi, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc. Chúng tôi xin giới thiệu tới bà con “Biện pháp kỹ thuật nuôi tôm chân trắng thương phẩm trong nhà bạt vụ đông xuân”.

17/12/2011
Đã Xác Định Tác Nhân Gây Bệnh Trên Tôm Hùm Đã Xác Định Tác Nhân Gây Bệnh Trên Tôm Hùm

Chi cục Thú Y tỉnh Phú Yên vừa thông báo kết quả xét nghiệm của Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương, Cục Thú y về kết quả quả xét nghiệm tìm nguyên nhân bệnh trên tôm hùm nuôi ở xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu).

12/04/2012
Lo Trễ Lịch Thời Vụ Lo Trễ Lịch Thời Vụ

Theo dự báo của Cơ quan Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, đến cuối tháng 11, nước lũ trên sông ở Tân Châu và Châu Đốc vẫn duy trì quanh mức báo động 1. Chính vì vậy, mà nhiều diện tích ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên (ĐTM, TGLX) vẫn còn ngập sâu trong nước, gây khó khăn cho việc xuống giống vụ lúa ĐX 2011-2012

19/11/2011
Sử Dụng Thành Công Phân Pomior Trên Cây Chè Sử Dụng Thành Công Phân Pomior Trên Cây Chè

Thời gian qua, trạm Khuyến nông huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã triển khai áp dụng mô hình sử dụng phân Pomior trên cây chè tại xã Hương Xạ. Sau một thời gian thử nghiệm, kết quả cho thấy loại phân này phù hợp với cây chè trên đất núi trung du và mang lại hiệu quả cao

16/08/2011
Hình Thành Vùng Nuôi Tôm Trên Cát Tập Trung Theo Hướng CN Và Bền Vững Hình Thành Vùng Nuôi Tôm Trên Cát Tập Trung Theo Hướng CN Và Bền Vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức cuộc họp nghe báo cáo quy hoạch và đề án dự thảo nuôi tôm trên cát giai đoạn 2012 - 2020. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn chủ trì buổi làm việc.

25/04/2012