Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Sản Lượng, Giảm Thiểu Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Phía Bắc

Tăng Sản Lượng, Giảm Thiểu Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Phía Bắc
Ngày đăng: 10/04/2014

Sáng 8-4, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng phối hợp tổ chức hội nghị giao ban nuôi trồng thủy sản các tỉnh phía Bắc để triển khai kế hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2014 và bàn một số giải pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn thủy sản nuôi các tỉnh phía Bắc.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc và các ngành, đơn vị liên quan đến dự.

Năm 2014, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt của khu vực vào khoảng 210 nghìn ha, sản lượng dự kiến đạt 508 nghìn tấn; diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 31 nghìn ha, sản lượng dự kiến đạt 44,5 nghìn tấn.

Đánh giá kết quả nuôi thủy sản năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của các tỉnh phía Bắc cho thấy, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt của các tỉnh phía Bắc năm 2013 đạt 209.584 ha, tăng gần 4,5 nghìn ha so với năm 2012; sản lượng đạt 506.761 tấn, tăng hơn 8 nghìn tấn so với năm 2012.

Tính từ Thừa Thiên-Huế trở ra, có 11 trong tổng số 30 tỉnh/thành phố nuôi tôm nước lợ, với diện tích thả nuôi đạt 30.531ha, sả lượng đạt 43.616 tấn, chiếm 8% sản lượng nuôi tôm cả nước. Tình hình sản xuất và cung ứng giống thủy sản được duy trì, với sản lượng giống thủy sản nước ngọt đạt khoảng 12 tỷ con giống các loại, đáp ứng hơn 80% nhu cầu giống thả nuôi của toàn vùng trong năm 2013.

Về giống tôm nước lợ, các tỉnh ven biển phía Bắc có 55 cơ sở sản xuất giống tôm sú, sản lượng đạt 765 triệu con, đáp ứng 50% nhu cầu con giống tại chỗ. Có 16 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng, sản lượng đạt 1.643 triệu con, đáp ứng 29% nhu cầu giống tại chỗ.

Tại hội nghị, các đại biểu được thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý chất lượng tôm giống; kết quả nghiên cứu bệnh thủy sản và khuyến cáo phòng trừ dịch bệnh trong vụ nuôi năm 2014; chuẩn bị giống tôm nước lợ và cá rô phi cho vụ nuôi; những bất cập và kiến nghị điều chỉnh chính sách phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản cả nước cũng như phía Bắc.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Cải Tạo Vườn Tạp Hiệu Quả Từ Mô Hình Cải Tạo Vườn Tạp

Để giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nhận thức, thay đổi tập quán sản xuất và nâng cao đời sống, phát triển kinh tế gia đình, huyện Đức Cơ (Gia Lai) đã triển khai mô hình cải tạo vườn tạp và bước đầu đã mang lại hiệu quả.

17/04/2014
Hàu Dễ Nuôi, Lợi Nhuận Cao Hàu Dễ Nuôi, Lợi Nhuận Cao

Trong những năm qua, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi liên tục xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm ở các vùng ven biển và phía bắc quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu, nhiều hộ dân lúng túng trong việc chuyển đổi sản xuất các đối tượng thủy sản khác như: cá kèo, cá mú, cá chẽm… thì Anh Ngô Văn Xíu đã thành công với nghề nuôi hàu thương phẩm, hàng năm cho thu nhập vài trăm triệu đồng.

19/04/2014
Chính Sách Tín Dụng Cho Người Nuôi Tôm, Cá Tra Chính Sách Tín Dụng Cho Người Nuôi Tôm, Cá Tra

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra. Quyết định này quy định việc xử lý đối với các khoản nợ quá hạn và nợ đã được cơ cấu của khách hàng là hộ dân, chủ trang trại, hợp tác xã nuôi tôm và cá tra gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và trả nợ tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2013.

19/04/2014
Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chiếm Hơn 60% Cơ Cấu Nuôi Trồng Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chiếm Hơn 60% Cơ Cấu Nuôi Trồng

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, đến nay, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đã vượt gần 2.780ha, chiếm hơn 60% cơ cấu nuôi trồng thủy sản.

19/04/2014
Bắt Được Cua “Khủng” Nặng 2,15 Kg Bắt Được Cua “Khủng” Nặng 2,15 Kg

Ngày 15/4, khi tát ao nuôi tôm công nghiệp đã bỏ hoang từ 2 năm qua để chuẩn bị nuôi trở lại, ông Phan Văn Công, khóm 6, phường 6, TP Cà Mau bắt được con cua “khủng” nặng 2,15 kg trước sự bất ngờ của nhiều người trong khóm đến xem.

19/04/2014