Tăng Sản Lượng, Giảm Thiểu Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Phía Bắc

Sáng 8-4, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng phối hợp tổ chức hội nghị giao ban nuôi trồng thủy sản các tỉnh phía Bắc để triển khai kế hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2014 và bàn một số giải pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn thủy sản nuôi các tỉnh phía Bắc.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc và các ngành, đơn vị liên quan đến dự.
Năm 2014, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt của khu vực vào khoảng 210 nghìn ha, sản lượng dự kiến đạt 508 nghìn tấn; diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 31 nghìn ha, sản lượng dự kiến đạt 44,5 nghìn tấn.
Đánh giá kết quả nuôi thủy sản năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của các tỉnh phía Bắc cho thấy, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt của các tỉnh phía Bắc năm 2013 đạt 209.584 ha, tăng gần 4,5 nghìn ha so với năm 2012; sản lượng đạt 506.761 tấn, tăng hơn 8 nghìn tấn so với năm 2012.
Tính từ Thừa Thiên-Huế trở ra, có 11 trong tổng số 30 tỉnh/thành phố nuôi tôm nước lợ, với diện tích thả nuôi đạt 30.531ha, sả lượng đạt 43.616 tấn, chiếm 8% sản lượng nuôi tôm cả nước. Tình hình sản xuất và cung ứng giống thủy sản được duy trì, với sản lượng giống thủy sản nước ngọt đạt khoảng 12 tỷ con giống các loại, đáp ứng hơn 80% nhu cầu giống thả nuôi của toàn vùng trong năm 2013.
Về giống tôm nước lợ, các tỉnh ven biển phía Bắc có 55 cơ sở sản xuất giống tôm sú, sản lượng đạt 765 triệu con, đáp ứng 50% nhu cầu con giống tại chỗ. Có 16 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng, sản lượng đạt 1.643 triệu con, đáp ứng 29% nhu cầu giống tại chỗ.
Tại hội nghị, các đại biểu được thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý chất lượng tôm giống; kết quả nghiên cứu bệnh thủy sản và khuyến cáo phòng trừ dịch bệnh trong vụ nuôi năm 2014; chuẩn bị giống tôm nước lợ và cá rô phi cho vụ nuôi; những bất cập và kiến nghị điều chỉnh chính sách phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản cả nước cũng như phía Bắc.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi thành lập năm 2012 đến nay, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo tại xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An), đã phát huy hiệu quả. Một số hội viên (HV) nông dân (ND) nhờ số vốn mồi đã có điều kiện làm ăn, vươn lên trong cuộc sống.

Đến nay, mùa vụ khai thác mật ong từ vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã kết thúc. Sản lượng mật ước đạt 900 tấn, giảm 1.500 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.

Theo định hướng tái cơ cấu ngành Chăn nuôi, đàn gia cầm sẽ được tăng lên so với đàn gia súc. Tuy nhiên, theo quan điểm của Hiệp hội Chăn nuôi thì điều này chưa thích hợp.

Với nguồn thức ăn sẵn có, đầu ra sản phẩm có giá cả ổn định và khá cao, nghề nuôi dê tại ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đang phát triển thuận lợi.