Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng nguồn thức ăn cho bò với mô hình rơm ủ Urê

Tăng nguồn thức ăn cho bò với mô hình rơm ủ Urê
Ngày đăng: 10/08/2015

Trong khi đàn bò liên tục tăng đàn thì ở một số nông hộ các diện tích trồng có rất ít hoặc không có. Do đó, bắt đầu tháng 04/2015, từ nguồn kinh phí dự án phát triển chăn nuôi bò sữa của tỉnh, Ngành nông nghiệp đã triển khai thực hiện 20 mô hình ủ rơm với urê tại các huyện Trần Đề, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên… giúp người chăn nuôi đa dạng hóa nguồn thức ăn cho bò.

Trong khẩu phần ăn cho bò, đặc biệt là bò sữa, thức ăn thô chiếm số lượng nhiều nhất, trong khi thức ăn thô xanh như các loại cỏ tươi được bò ăn nhiều hơn, thì số thức ăn thô khô như rơm, cỏ khô… lại không được bò ăn nhiều và có giá trị dinh dưỡng rất thấp, đặc biệt là hàm lượng protein. Để nâng cao giá trị dinh dưỡng của rơm, một trong những giải pháp tốt nhất là ủ rơm với urê. Đây là phương pháp dựa trên nguyên tắc ủ yếm khí, với thành phần tương ứng 100 kg rơm, ủ với 4 kg urê và 80 – 100 lít nước, trộn đều và nén chặt. Rơm ủ urê có tỉ lệ tiêu hóa và các thành phần dinh dưỡng cao hơn hẳn so với rơm không ủ, nên khi bò ăn sẽ cho năng suất sữa cao hơn ,ông Võ Hoàng Kha – cán bộ phòng chăn nuôi – Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Rơm là phụ phẩm rất có lợi ích trong chăn nuôi, nhất là với những gia súc nhai lại vì rơm cung cấp cho vật nuôi chất xơ thô, nhưng thành phần dinh dưỡng thấp nên chúng ta phải kết hợp rơm với U rê để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho vật nuôi.”

Về lợi ích của cách làm này, ông Dương Phú Cường ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú cho biết: “Tôi thấy quy trình ủ cũng dễ làm, cán bộ kỹ thuật tới tận nhà hướng dẫn 1 lần là tôi đã làm được. Theo tôi đây là mô hình rất có lợi cho người chăn nuôi trâu, bò khi nguồn thức ăn chính của vật nuôi bị khan hiếm và góp phần hạn chế được tình trạng đốt đồng, đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường.”

Từ nay đến cuối năm, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng tiếp tục triển khai hướng dẫn nông dân phương pháp ủ chua cỏ tươi dư thừa hoặc các phụ phẩm nông nghiệp vào mùa thu hoạch không sử dụng kịp, để dự trữ lại và sử dụng từ từ. Đây cũng là cách tiết kiệm tối đa lượng thức ăn, giúp nhà nông chủ động được nguồn thức ăn cho gia súc khi có ý định tăng đàn, góp phần cùng tỉnh nhà thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi một cách bền vững trong 5 năm tới.


Có thể bạn quan tâm

“Trà Rau Má”, Hướng Đi Mới Của Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế) “Trà Rau Má”, Hướng Đi Mới Của Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế)

Từ lâu, rau má trở thành cây trồng giúp người dân Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế) thoát nghèo. Giờ đây, khi dự án “Sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap” được triển khai với hướng xây dựng “trà rau má” tiếp tục mở ra hướng đi mới cho kinh tế của địa phương này.

18/12/2013
Công Ty Mía Đường Hỗ Trợ Dân Giữ Diện Tích Mía Công Ty Mía Đường Hỗ Trợ Dân Giữ Diện Tích Mía

Hộ trồng mía khi ký hợp đồng cung cấp mía nguyên liệu cho công ty sẽ được nhiều hỗ trợ ngay từ đầu vụ về giống, phân bón, vốn…

18/12/2013
Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Lúa Gạo Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Lúa Gạo

Ngày 16/12, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và đại diện 13 sở NNPTNT các tỉnh ĐBSCL đã ký biên bản ghi nhớ về việc liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo trên cánh đồng mẫu lớn.

18/12/2013
Loay Hoay Tìm Đầu Ra Cho Rau An Toàn Loay Hoay Tìm Đầu Ra Cho Rau An Toàn

Với những biện pháp kết nối tiêu thụ từ cơ quan quản lý, rau an toàn (trồng theo tiêu chuẩn VietGap) của các hợp tác xã ở TP HCM đang được người tiêu dùng đón nhận nhiều hơn, đầu ra cũng dần ổn định.

18/12/2013
Mô Hình Cá + Lúa Giúp Nông Dân Tăng Thêm Thu Nhập Mô Hình Cá + Lúa Giúp Nông Dân Tăng Thêm Thu Nhập

Mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên đất lúa đặc biệt đối với địa hình trũng, năng suất lúa thấp, thu nhập nông hộ không ổn định được khắc phục bằng cách đưa nuôi trồng thủy sản vào cơ cấu mùa vụ theo hướng luân canh hoặc xen canh lúa + cá.

18/12/2013