Tăng Năng Suất Cho Đậu Phộng

Ở miền Nam, cây đậu phộng (lạc) trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Long An, Trà Vinh, An Giang…. Sản phẩm đậu phộng ngoài quả (củ), còn tận dụng thân lá ủ làm phân hữu cơ, hoặc làm thức ăn cho gia súc.
Vỏ quả đậu nghiền làm thức ăn cho gia súc. Đậu phộng còn là loại cây rễ có rất nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm từ khí trời, sau thu hoạch để lại cho đất một lượng đạm khá lớn, góp phần cải tạo đất, giảm chi phí bón phân đạm cho vụ sau.
Đất thích hợp cho cây đậu phộng là thịt nhẹ hoặc cát pha, đất phải cày bừa kỹ 2 - 3 lần, sạch cỏ dại, lên luống hay trồng thành băng tùy thuộc vào địa hình nhưng phải đảm bảo giữ được ẩm và thoát được nước khi mưa. Luống hoặc băng có kích thước rộng 1,4m và chiều cao của luống là 15 - 20cm để phù hợp với kích thước của nylon che phủ (trường hợp trồng bằng màng phủ nylon).
Lượng phân bón cho 1.000m2: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh (hoặc phân chuồng được ủ kỹ với liều lượng 1 tấn) + 100kg phân NPK(3-6-9) + 50kg vôi + 0,5kg phân bón lá Mg-Bo. Bón lót toàn bộ phân hữu cơ vi sinh + NPK + 1/2 vôi (phân chuồng, vôi bón trước khi bừa đất lần cuối, phân vô cơ được bón rải đều trên luống trước khi rạch hàng).
Bón thúc hết số vôi còn lại sau khi đậu phộng ngừng trổ hoa 5 - 7 ngày. Phun phân bón lá Mg-Bo vào thời kỳ đậu phộng bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa để tăng tỷ lệ đậu quả, chất lượng quả và sức đề kháng cho cây, hạn chế được các bệnh héo rũ, chết ẻo thời kỳ cây ra hoa và củ non. Có thể thay thế phân hỗn hợp bằng phân đơn urê, lân và kali theo tỷ lệ tương ứng với phân NPK nói trên.
Trường Đại học Nông Lâm Huế vừa nghiên cứu ra được sản phẩm sinh học TP có công dụng duy trì và cải tạo đất. Nó còn làm tăng hàm lượng mùn, tăng số vi khuẩn nốt sần lên 2,99 lần, vi sinh vật phân giải lân tăng 2,6 lần, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt và giảm được nấm bệnh gây hại. Kết quả thử nghiệm cho thấy, chế phẩm này giúp tăng năng suất cây đậu phộng lên rất đáng kể.
Trộn chế phẩm sinh học TP với liều lượng 100g/1kg hạt giống trong 30 phút rồi gieo. Khi hạt giống được ngâm ủ nứt nanh và xử lý với chế phẩm TP có tác dụng tăng khả năng bám dính tốt hơn so với xử lý hạt khô không được ngâm ủ. Mỗi 1.000m2 đất sử dụng 2kg chế phẩm TP để xử lý hạt và khi gieo hạt có thể bón phần chế phẩm còn dư vào hố gieo.
Có thể bạn quan tâm

Huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) là địa phương có thế mạnh về kinh tế đồi rừng, tỷ lệ hoa vào các mùa khá đa dạng và phong phú, nơi đây có nhiều loại hoa, tập trung ở cả bốn mùa, nhất là vào mùa xuân và mùa thu.

Nuôi rắn hổ vện từ năm 2012 đến nay, anh Nguyễn Văn Lâm ở ấp 3, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có những cải tiến trong các khâu chuồng trại... đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Là bộ đội xuất ngũ, khởi nghiệp với 4 công ruộng, trình độ học vấn chỉ dừng lại lớp 3, nhưng nhờ hăng hái thi đua lao động sản xuất, ông Trần Văn Sáu- tên thường gọi là Sáu Bành (ấp An Hội III, Tân An Hội - Mang Thít - Vĩnh Long) đã vươn lên làm giàu.

Đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã dự kiến quy hoạch 2 khu vực sản xuất trên địa bàn xã Hiệp Hưng và Hòa Mỹ để xây dựng cánh đồng lớn trồng mía trong năm 2016.

Sau khi được UBND tỉnh Bình Phước chấp thuận chủ trương thực hiện chương trình liên kết, hỗ trợ và phát triển cây gấc cho nông dân trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1223/UBND-KTN ngày 25-4-2015.