Tăng Hiệu Suất Bón Phân Cho Lúa Hè Thu

Để nâng cao hiệu quả sử dụng các loại phân bón trong sản xuất lúa vụ hè thu bà con nông dân cần chú ý một số vấn đề sau:
+ Nên sử dụng các loại phân bón chậm tan. Phân chậm tan sẽ làm giảm thất thoát do chậm tan hơn và chậm bốc hơi hơn. Bón phân urea chậm tan có thể tiết kiệm được 20 - 25% so với bón phân đạm thông thường. Ngoài ra cũng có các loại phân hỗn hợp, phân chuyên dùng chậm tan. Đây là tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và đã được áp dụng tại Việt Nam.
Sử dụng phân bón hợp lý sẽ giúp tăng năng suất lúa hè thu.
+ Bón phân theo 4 đúng và bón vùi vào trong đất để phân bón được keo đất giữ lại và cung cấp cho cây trồng, hạn chế được sự rửa trôi, bốc hơi và thấm sâu. Bón phân quá nhiều cho lúa sẽ dẫn đến cây lúa bị ngộ độc.
+ Khi bón phân trong ruộng phải có nước (tốt nhất là khoảng 3 - 5cm) để phân dễ được đất hấp thụ.
+ Phân lân không bị bay hơi mất như phân đạm, nhưng bị cố định bởi keo đất. Nhu cầu lân trong giai đoạn đầu sinh trưởng của cây rất lớn, vì thế nên tập trung bón lót phân lân cho lúa. Trên đất phù sa ngọt ven sông có thể sử dụng super lân và DAP, nhưng với đất phèn nên sử dụng phân lân nung chảy. Đa số nông dân bón lân rất thừa trên đất xám và đất phù sa và ngược lại bón rất thiếu trên đất phèn.
+ Không nên bón phân đợt 1 quá trễ, vì dinh dưỡng hạt lúa giống chỉ đủ nuôi cây lúa trong khoảng từ 3 - 5 ngày. Khi rễ lúa phát triển ra đất cần phải có dinh dưỡng để rễ hấp thu, nếu bón đợt 1 trễ sẽ kéo theo đợt 2 trễ và như vậy cây lúa sẽ đẻ nhiều chồi vô hiệu, không có bông về sau.
+ Khi bón phân đạm cần chú ý đến tình hình thời tiết và mực nước trong ruộng, không bón lúc mưa to, không bón tập trung vào một giai đoạn mà chia theo liều lượng phù hợp cho từng giai đoạn, khi bón phân cần kết hợp với làm cỏ, sụt bùn đây là hình thức vùi phân vào đất.
+ Bón phân giúp tăng nguồn dinh dưỡng cho cây trồng và làm tăng năng suất cây trồng, nhưng năng suất cây trồng hiện nay phải đi đôi với chất lượng, nếu phân bón còn để lại dư lượng nitrát (NO3), nhiều kim loại nặng thì lúa, gạo sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hay không thỏa mãn các yêu cầu về nông sản theo GAP và do vậy không tăng được giá trị.
+ Bón phân không hợp lý sẽ để lại dư lượng phân bón thừa trong đất, trong nước và tác động đến sức khỏe con người, đến môi trường sống và môi trường sản xuất nông nghiệp, do vậy cần phải phát huy hiệu quả của phân bón, nhưng vẫn phải đảm bảo cho môi trường trong lành hơn và canh tác lúa phải theo hướng tiến bộ hơn (VietGAP lúa).
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết bất lợi cộng với giá dưa rớt thảm hại chỉ còn 4.000 - 5.000 đ/kg nên người trồng dưa đang phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ rất cao.

Lâu nay ngư dân Quảng Nam vẫn mong đóng được những chiếc tàu lớn để vươn khơi nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn. Hơn một năm qua, kể từ khi Quỹ hỗ trợ ngư dân của tỉnh ra đời, nhờ vào nguồn quỹ này, ước mơ vươn khơi bằng tàu lớn của ngư dân đã trở thành hiện thực.

Sở NN-PTNT Kiên Giang vừa tổ chức hội nghị sơ kết vụ lúa ĐX 2013 - 2014, đồng thời triển khai kế hoạch SX vụa lúa HT và TĐ 2014. Theo đó, vụ lúa ĐX toàn tỉnh xuống giống được 305.876 ha, năng suất bình quân ước đạt 7,15 tấn/ha, tổng sản lượng đạt gần 2,19 triệu tấn, tăng 110.595 tấn so với vụ ĐX trước.

Vốn là cây trồng quen thuộc của người dân địa phương (tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Chính), đến nay, cây mía tím đã “lan” ra nhiều xã khác, trở thành một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hải Hà.

Hiện nay đang vào cuối mùa thu hoạch vú sữa nên sản lượng tại chợ trái cây Vĩnh Kim giảm rất nhiều. Theo các chủ vựa trái cây nhận định, sản lượng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim hiện chỉ còn khoảng 10% và sẽ cơ bản kết thúc mùa thu hoạch vào giữa tháng 3 âm lịch.