Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Hiệu Quả, Tiết Kiệm Nước Tưới

Tăng Hiệu Quả, Tiết Kiệm Nước Tưới
Ngày đăng: 02/08/2014

Vụ Hè Thu (HT) năm nay, do hạn hán kéo dài, nhiều địa phương trong tỉnh đã vận động nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, chuyển những diện tích lúa thiếu nước sang sản xuất các loại cây trồng cạn như đậu phụng, bắp lai, rau màu các loại. Nhờ vậy, không những “né tránh” được hạn hán, tiết kiệm được lượng nước tưới đáng kể, nông dân còn có thu nhập khá.

Đi đầu trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ HT vừa qua là huyện Phù Cát. Trong điều kiện hạn hán diễn biến phức tạp, ngay từ đầu vụ sản xuất, UBND huyện đã thông báo sâu rộng đến các địa phương trong huyện về tình hình thiếu nước tưới nghiêm trọng và vận động nông dân chuyển đổi diện tích lúa thiếu nước sang sản xuất cây trồng cạn.

Ông Lương Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, cho biết: Để thay đổi tập quán sản xuất của nông dân là điều không dễ, nhưng nhờ sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị, nên trong vụ HT 2014, toàn huyện đã chuyển đổi hàng ngàn ha đất sản xuất lúa thiếu nước sang trồng các loại cây trồng cạn như đậu phụng, bắp lai, hành, ớt, dưa gang, khổ qua...

Ngành nông nghiệp huyện còn hướng dẫn, tổ chức cho nông dân sản xuất theo từng cánh đồng với từng loại cây trồng phù hợp, nhằm vừa cho hiệu quả kinh tế cao nhất, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Trong các loại cây trồng cạn được lựa chọn đưa vào sản xuất, cây đậu phụng được xem là số 1, bởi phù hợp với chân đất cát tại địa phương và có đầu ra ổn định, cho thu nhập khá.

Theo thống kê, trong vụ HT vừa qua, huyện Phù Cát đã chuyển đổi được 1.667 ha đất chân cao, ruộng sản xuất 2 vụ sang trồng các loại cây trồng cạn.

Trong đó, đậu phụng 463 ha, bắp lai 302 ha, mè 452 ha, rau màu các loại 450 ha…, góp phần tiết kiệm đáng kể lượng nước tưới tại các hồ chứa để đưa về chống hạn cho những diện tích sản xuất lúa ở các xã khu Đông của huyện và phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt của người và gia súc tại các vùng ở xa nguồn nước.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Phù Cát, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương đã mang lại hiệu quả cao. Cây đậu phụng trên những diện tích chuyển đổi cho năng suất bình quân trên 30 tạ/ha.

Với giá đậu phụng ở mức từ 25.000- 27.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, cho lãi cao gấp 5 lần so với sản xuất lúa. Đối với cây hành, năng suất đạt 500 kg/sào, trừ chi phí còn lãi gấp 3 lần so với làm đậu phụng.

Phát huy hiệu quả chuyển đổi cây trồng vụ Hè Thu, vụ Mùa này nông dân Phù Cát tiếp tục chuyển đổi những diện tích sản xuất lúa bấp bênh do thiếu nước sang sản xuất cây trồng cạn. Đến thời điểm hiện nay, toàn huyện đã chuyển đổi được 607 ha lúa sang trồng bắp lai, đậu phụng, mè, hoa màu các loại.

Ông Lương Ngọc Anh cho biết thêm: Thực tế sau khi chuyển đổi cây trồng ở địa phương cho thấy tính vượt trội về hiệu quả kinh tế so với việc chỉ độc canh cây lúa. Trong tình hình khô hạn còn tiếp diễn, việc chuyển đổi cây trồng là giải pháp vừa góp phần tiết kiệm nước tưới, vừa giảm được chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho nông dân.

Theo Sở NN-PTNT, vụ HT năm 2014 này, trong điều kiện hạn hán xảy ra gay gắt, nông dân trên địa bàn tỉnh cũng đã thực hiện tốt chủ trương tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ.

Các địa phương trong tỉnh đã thực hiện chuyển đổi được 11.871 ha đất lúa thiếu nước tưới, kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng cạn, gồm bắp lai 3.557 ha, đậu phụng 1.295 ha, đậu nành 106 ha, mè 1.889 ha, rau màu các loại 5.000 ha...

Hầu hết những địa phương chuyển đổi sản xuất lúa sang trồng các loại cây trồng cạn đều tiết kiệm được lượng nước tưới khá lớn, tăng hiệu quả sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Khoai lang Ngọc Vừng (Vân Đồn) vẫn bí đầu ra Khoai lang Ngọc Vừng (Vân Đồn) vẫn bí đầu ra

Là cây trồng đặc sản nổi tiếng, khoai lang Ngọc Vừng có vị thơm, ngọt đặc biệt, củ to, được du khách ưa chuộng. Trong những năm qua, dù được đầu tư phát triển thế nhưng cây trồng đặc sản này đang gặp khó khăn do đầu ra không ổn định.

18/08/2015
Đặc sản ở Viễn Sơn (Yên Bái) Đặc sản ở Viễn Sơn (Yên Bái)

Xã Viễn Sơn (Yên Bái) có diện tích trồng quế lớn nhất, nhì huyện Văn Yên. Cây quế góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp người dân vươn lên làm giàu. đồng bào Dao nơi đây coi cây quế như một sản vật truyền thống.

18/08/2015
Được giá, được mùa bí xanh trái vụ Được giá, được mùa bí xanh trái vụ

Bà con nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ - Hòa Bình) đang thu hoạch bí xanh – một trong những cây họ bầu bí giảm nghèo chủ lực trên vùng đất còn nhiều khó khăn này. Thông thường mọi năm, các hộ chỉ trồng bí vụ đông xuân. Tuy nhiên, gần đây, cây bí xanh được bà con trồng tăng vụ ở vụ hè thu. Đáng mừng là nỗ lực chuyển đổi của bà con đã được bù đắp xứng đáng nhờ bí xanh trái vụ được giá, được mùa. Mới có ít ngày thu hoạch thời điểm trung tuần tháng 8 đã mang về hàng chục triệu đồng cho các hộ, cá biệt có hộ thu trên, dưới 100 triệu đồng.

18/08/2015
Trồng cây địa liền ở thôn Nam Hả Trong (Ba Chẽ - Quảng Ninh) Trồng cây địa liền ở thôn Nam Hả Trong (Ba Chẽ - Quảng Ninh)

Nam Hả Trong là thôn có nhiều hộ trồng địa liền của xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh). Kinh tế chủ lực của thôn là phát triển lâm nghiệp, nhưng luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu đất rừng, đã buộc xã Nam Sơn phải có phương án làm sao trên cùng một diện tích đất có thể thu được nhiều nguồn lợi. Một trong những nguồn lợi ấy là trồng cây địa liền xen kẽ trên các diện tích trồng keo.

18/08/2015
Hàng ngàn ha mì bị thiệt hại Hàng ngàn ha mì bị thiệt hại

Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.

18/08/2015