Tăng cường sức cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam

Tại hội thảo “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam,” tổ chức ngày 15/7, ông Mạnh nói trách nhiệm xã hội không chỉ mang lại lợi ích cho ngành thủy sản mà còn vì mục tiêu lớn hơn là phát triển bền vững và hiểu rộng ra là giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, đảm bảo sự công bằng giữa các thế hệ trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh những thành quả đạt được, ngành thủy sản Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề; trong đó nổi cộm lên là các thách thức liên quan đến ô nhiễm môi trường, khai thác nguồn lợi quá mức, an toàn thực phẩm, an sinh xã hội, quyền và lợi ích của người lao động.
Hiện nay, nhiều hệ thống chứng nhận về trách nhiệm xã hội được các khách hàng quốc tế yêu cầu đối với thủy sản Việt Nam như SA8000, BSCI, COSTCO, SMETA, METRO, WALMART, BAP, ASC…
Việc thực hành các hệ thống chứng nhận này vẫn tập trung nhiều ở các nhà máy chế biến thủy sản (khoảng 30% số nhà máy), nuôi trồng thuỷ sản và một số nội dung trong các tiêu chí của GlobalGAP, VietGAP (chiếm khoảng gần 10%), mảng khai thác thủy sản vẫn còn bỏ ngỏ và gần như chưa có thực hành về trách nhiệm xã hội.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới.
Với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam Việt Nam, ICAFIS đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu về hiện trạng thực hành trách nhiệm xã hội trong khai thác thủy sản tại Việt Nam.” Việc nghiên cứu, khảo sát đã được thực hiện tại các tỉnh thành như Nghệ An, Hải Phòng, Kiên Giang, Bến Tre, Khánh Hòa, Bình Thuận.
Qua nghiên cứu, khảo sát, ông Lê Thanh Lựu, Giám đốc ICAFIS cho biết nguồn lợi môi trường ven biển đang bị suy giảm nghiêm trọng, trong khi ngư dân đang nỗ lực “cạnh tranh” khai thác, không có khuyến khích, chế tài cho việc áp dụng các “thực hành tốt” trong khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản; trách nhiệm của chủ tàu đối với người lao động chưa đầy đủ.
Các mắt xích trong chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản khai thác không có quan hệ ràng buộc, trách nhiệm của các bên tham gia đối với nhau không nhiều.
Do đó, khó lồng ghép, thúc đẩy việc áp dụng các thực hành tốt trong khai thác, dẫn đến sự lãng phí nguồn lợi, khoảng 30% khối lượng và giá trị sản phẩm khai thác bị suy giảm, hao hụt.
Theo ông Lê Thanh Lựu, trên cơ sở đó, ICAFIS đang xây dựng dự thảo Bộ nguyên tắc thực hành trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng khai thác thuỷ sản tại Việt Nam.
Hội thảo này do Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp cùng tổ chức Oxfam Việt Nam tại Hà Nội tổ chức.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, sẽ dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước, trừ 2 khu vực (thuộc Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Đắk Tô, tỉnh Kon Tum và Công ty TNHH một thành viên lâm công nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình) đã được phê duyệt phương án, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc tế và việc khai thác thác tận dụng trên diện tích rừng sản xuất Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn; tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ rừng; tăng cường và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm lâm theo quy định.

Trước đó, Agribank Quảng Ngãi đã tiến hành thẩm định dự án vay vốn đóng mới tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần nghề cá của Cty CP Thủy sản Lý Sơn. Đây là dự án đóng mới tàu vỏ thép đầu tiên tại tỉnh Quảng Ngãi được thực hiện theo Nghị định 67 của Chính phủ về cho vay phát triển thủy sản.

Trong khuôn khổ Hội chợ nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2014 tại Cần Thơ, Cty Kỹ thuật công nghệ DKSH phối hợp với Cty TNHH MTV Hậu Hiển Phát giới thiệu các dòng máy kéo New Holland, như máy cày TT45/4WD, TT55/4WD, TT75/4WD, máy cuốn rơm Star, máy xới Maschio, máy tách màu Deasung... phù hợp cho đồng ruộng VN.

Tây Nguyên được đánh giá là vùng trọng điểm về cà phê của cả nước. Hằng năm vào mùa thu hoạch, các hộ nông dân thường xay xát bán ngay cà phê nhân xô để trả nợ vay ngân hàng và trả nợ cho các đại lý vật tư xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu mua thiếu từ đầu niên vụ, đồng thời giải quyết các nhu cầu sinh hoạt khác cho gia đình. Tranh thủ thời cơ này nhiều người dân bỏ tiền ra mua cà phê về cất trữ, chờ giá lên cao bán kiếm lời.

Ở xã Đồng Nai Thượng của huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) có rất ít hộ người Kinh sinh sống (dân ở đây chiếm đa số là người Mạ và người Stiêng). Một trong số ít đó là gia đình anh Đào Văn Đắc (sinh năm 1976) ở thôn Bù Gia Rá. Vì không có số điện thoại nên chúng tôi phải mất hai ngày mới tìm gặp được anh.