Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng cường sức cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam

Tăng cường sức cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam
Ngày đăng: 16/07/2015

Tại hội thảo “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam,” tổ chức ngày 15/7, ông Mạnh​ nói trách nhiệm xã hội không chỉ mang lại lợi ích cho ngành thủy sản mà còn vì mục tiêu lớn hơn là phát triển bền vững và hiểu rộng ra là giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, đảm bảo sự công bằng giữa các thế hệ trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh những thành quả đạt được, ngành thủy sản Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề; trong đó nổi cộm lên là các thách thức liên quan đến ô nhiễm môi trường, khai thác nguồn lợi quá mức, an toàn thực phẩm, an sinh xã hội, quyền và lợi ích của người lao động.

Hiện nay, nhiều hệ thống chứng nhận về trách nhiệm xã hội được các khách hàng quốc tế yêu cầu đối với thủy sản Việt Nam như SA8000, BSCI, COSTCO, SMETA, METRO, WALMART, BAP, ASC…

Việc thực hành các hệ thống chứng nhận này vẫn tập trung nhiều ở các nhà máy chế biến thủy sản (khoảng 30% số nhà máy), nuôi trồng thuỷ sản và một số nội dung trong các tiêu chí của GlobalGAP, VietGAP (chiếm khoảng gần 10%), mảng khai thác thủy sản vẫn còn bỏ ngỏ và gần như chưa có thực hành về trách nhiệm xã hội.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới.

Với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam Việt Nam, ICAFIS đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu về hiện trạng thực hành trách nhiệm xã hội trong khai thác thủy sản tại Việt Nam.” Việc nghiên cứu, khảo sát đã được thực hiện tại các tỉnh thành như Nghệ An, Hải Phòng, Kiên Giang, Bến Tre, Khánh Hòa, Bình Thuận.

Qua nghiên cứu, khảo sát, ông Lê Thanh Lựu, Giám đốc ICAFIS cho biết nguồn lợi môi trường ven biển đang bị suy giảm nghiêm trọng, trong khi ngư dân đang nỗ lực “cạnh tranh” khai thác, không có khuyến khích, chế tài cho việc áp dụng các “thực hành tốt” trong khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản; trách nhiệm của chủ tàu đối với người lao động chưa đầy đủ.

Các mắt xích trong chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản khai thác không có quan hệ ràng buộc, trách nhiệm của các bên tham gia đối với nhau không nhiều.

Do đó, khó lồng ghép, thúc đẩy việc áp dụng các thực hành tốt trong khai thác, dẫn đến sự lãng phí nguồn lợi, khoảng 30% khối lượng và giá trị sản phẩm khai thác bị suy giảm, hao hụt.

Theo ông Lê Thanh Lựu, trên cơ sở đó, ICAFIS đang xây dựng dự thảo Bộ nguyên tắc thực hành trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng khai thác thuỷ sản tại Việt Nam.

Hội thảo này do Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp cùng tổ chức Oxfam Việt Nam tại Hà Nội tổ chức.


Có thể bạn quan tâm

Cần Tăng Sức Đề Kháng Cho Tôm, Nghêu Khi Thời Tiết Thay Đổi Bất Thường Để Tránh Thiệt Hại Cần Tăng Sức Đề Kháng Cho Tôm, Nghêu Khi Thời Tiết Thay Đổi Bất Thường Để Tránh Thiệt Hại

Hiện nay, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL như: Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang… liên tục xảy ra tình trạng tôm, nghêu chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi, có nơi thiệt hại lên tới 80-100%.

28/02/2014
Thiếu Nguồn Tôm Giống Thẻ Chân Trắng Chất Lượng Ở Cà Mau Thiếu Nguồn Tôm Giống Thẻ Chân Trắng Chất Lượng Ở Cà Mau

Với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với giá cả liên tục tăng cao, tôm thẻ chân trắng đã được nông dân chọn làm đối tượng nuôi công nghiệp. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa sản xuất được con giống thẻ chân trắng.

28/02/2014
Mô Hình Nuôi Tôm Cá Kết Hợp Ở Sóc Trăng Mô Hình Nuôi Tôm Cá Kết Hợp Ở Sóc Trăng

Theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi cá rô phi luân canh với tôm nước lợ cho biết, quy trình này thành công cao nhất khi tận dụng nước nuôi cá rô phi để nuôi tôm thì bà con nên nuôi ở mật độ dưới 50 con/1 mét vuông. Với mật độ này sẽ tiết kiệm được gần 20% chi phí đầu vào và tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.

28/02/2014
Gần 200 Tấn Hải Sản Về Cảng Mỗi Ngày Ở Đà Nẵng Gần 200 Tấn Hải Sản Về Cảng Mỗi Ngày Ở Đà Nẵng

Hải sản về nhiều nên giá cả giảm so những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Ngọ từ 10-15%. Cụ thể: cá thu loại 2-4 kg/con có giá từ 110 đến 150.000 đồng/kg, cá hố loại hơn 1kg/con có giá từ 100-120.000 đồng/kg, mực ống loại lớn, có giá dao động trong khoảng từ 250 - 280.000 đồng/kg…

28/02/2014
2 Tháng Đầu Năm, Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Tăng 2 Tháng Đầu Năm, Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Tăng

2 tháng đầu năm 2014, ngư trường thuận lợi, lượng cá cơm xuất hiện dày, số lượng hải sản khai thác tăng. Tháng 2/2014, toàn tỉnh Bình Thuận khai thác hơn 9.200 tấn hải sản các loại, lũy kế 2 tháng đầu năm khai thác được 17.300 tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước.

28/02/2014