Tăng cường quản lý VSATTP cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

Chỉ thị nêu rõ, trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đã có những chuyển biến tích cực như thực hiện tốt công tác quy hoạch, nâng cấp cơ sở giết mổ, tăng cường kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ. Tuy nhiên, việc quản lý VSATTP tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chưa tốt; hiện tượng vận chuyển thịt gia súc, gia cầm bằng các phương tiện và dụng cụ chứa đựng không đảm bảo VSATTP vẫn diễn ra tại nhiều địa phương.
Để tăng cường quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật bảo đảm VSATTP, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện việc quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn, rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cơ sở giết mổ chưa hợp lý; ban hành chính sách hỗ trợ cụ thể về xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các cơ sở giết mổ nằm trong quy hoạch.
Cùng với đó, giao UBND huyện xác định lộ trình từng bước đình chỉ hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo các yêu cầu VSATTP theo quy định; chỉ đạo UBND xã quản lý chặt chẽ việc chấp hành vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, xử lý triệt để các cơ sở vi phạm.
Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng Công an, Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên ngành thú y kiểm tra, xử lý theo quy định các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động giết mổ động vật không đảm bảo VSATTP, vi phạm về yêu cầu vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế dùng làm thực phẩm; kiểm tra, chấn chỉnh các hành vi vi phạm liên quan tới đảm bảo VSATTP trong khâu bán lẻ sản phẩm động vật tươi sống tại các chợ ở khu vực đô thị và nông thôn.
Ngoài ra, tổ chức tuyên truyền để người kinh doanh và người tiêu dùng có thói quen sử dụng thịt gia súc, gia cầm được cung cấp từ các cơ sở giết mổ có kiểm soát của cơ quan chuyên ngành thú y.
Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường kiểm soát giết mổ, thực hiện nghiêm quy trình kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ ở địa phương, kiểm tra định kỳ các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích hơn 12.000 ha, mì là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Krông Pa (Gia Lai) trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, một vài năm gần đây, trên cây mì liên tiếp xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng năng suất.
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học- Công nghệ) vừa chuyển giao kỹ thuật trồng nấm bào ngư và nấm linh chi cho nông dân với nguyên liệu chính sản xuất phôi nấm từ mạt cưa. Mô hình đã tạo sự quan tâm của rất nhiều nông dân, bởi ít tốn công và chi phí đầu tư.

Thời gian gần đây giá khoai lang xuất khẩu ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, TP Cần Thơ… liên tục giảm khiến hàng loạt hộ bị lỗ.

Những năm qua, nhờ phát triển diện tích cây màu mà đời sống của người dân xã Hồng Minh (Hưng Hà - Thái Bình) được nâng lên rõ rệt. Trong đó, phải kể đến những giá trị và hiệu quả mà cây đậu tương mang lại cho vùng đất này.

Vừa bước vào niên vụ mía 2015 - 2016, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã có 150ha mía bị bệnh trắng lá. Người trồng mía đang lo ngại nếu trời mưa xuống khả năng bệnh trắng lá mía sẽ bùng phát trở lại.