Tăng cường quản lý, sản xuất nuôi cá tra năm 2015

Tình hình kinh tế thế giới phụ hồi chậm và tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi sự tăng giá của đồng USD với đồng tiền khác đặc biệt là đồng tiền của các nước là thị trường chính xuất khẩu cá tra và một số rào cản kỷ thuật, sự cạnh tranh của cá Rophi, cá Minh Thái...
Do vậy thị trường xuất khẩu cá tra dự báo tiếp tục gặp khó khăn nên ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ cá tra nguyên liệu; trong khi giá vật tư đầu vào tăng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Trước tình hình trên, để đảm bảo triển khai kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra phát triển ổn định và đạt hiệu quả; ngày 01/9/2015, Tổng cục Thuỷ sản đã có văn bản số 2428/TCTS-NTTS đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường quản lý, sản xuất nuôi cá tra năm 2015 với các giải pháp tổng hợp như sau:
1. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ ao nuôi/vùng nuôi; chủ động quan trắc cảnh báo môi trường, cập nhật thông tin và thông báo kịp thời đến người nuôi.
2. Tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP và Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT; thực hiện nghiêm quy hoạch vùng nuôi, hoàn thành việc cấp mã số nhận diện cơ sở/ao nuôi; tuyệt đối không xác nhận nuôi thương phẩm đối với những ao nuôi/vùng nuôi nằm ngoài quy hoạch, nuôi mật độ trên 40 con/m2; tăng cường kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở theo quy định tại Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT và Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT.
3. Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị quản lý thủy sản/thú y… để triển khai có hiệu quả kế hoạch phòng chống dịch bệnh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho tập thể, cá nhân các hộ nuôi cá tra tuân thủ các quy định của pháp luật đối với lĩnh vực nuôi cá tra.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang tại cuộc họp với lãnh đạo ngành nông nghiệp và chính quyền một số địa phương để triển khai các biện pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn, diễn ra sáng qua 18.3.

Điển hình như Hà Nội có trên 7.000ha với 171 mô hình; Nam Định 6.339ha với 147 mô hình; Hà Giang 3.513ha với 261 mô hình...

Với tình hình giá cá điêu hồng những ngày qua, nguy cơ thua lỗ là rất lớn do giá cá có xu hướng giảm. Chính vì vậy, thời điểm này nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè đã thu hoạch không dám thả cá giống tiếp tục vụ nuôi mới.

Nghị quyết về hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại (KTV, KTTT) và chăn nuôi (2012 - 2016) ra đời đã giúp nhiều hộ nông dân Tiên Phước mạnh dạn đầu tư làm ăn lớn.

Ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, trong thời gian tới, Tổng cục Thuỷ sản sẽ khảo sát thực tiễn sản xuất và hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật nuôi tôm theo 2 giải pháp trên, nhằm phổ biến cụ thể đến bà con nông dân.