Tăng Cường Quản Lý Lĩnh Vực Nuôi Tôm

Từ đầu năm đến nay, cùng với sự bất ổn về giá cả thì tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp. Ðến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Tân (Cà Mau) có hơn 1.900 ha đất nuôi tôm công nghiệp, giảm so cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của ngành chuyên môn, từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân có 523 ha đất nuôi tôm công nghiệp bị thiệt hại, chiếm hơn 26% so tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp hiện có trong huyện.
Ngành chuyên môn kết hợp với các xã, thị trấn cấp hơn 36 tấn hoá chất cho các hộ nuôi xử lý gần 100 ha ao nuôi. Tuy nhiên, hiện nay do nuôi ồ ạt, nhiều hộ nuôi không tuân thủ đúng quy trình, xây dựng ao đầm thiếu nơi xử lý nước, thiếu ao lắng nên không tránh khỏi tình trạng thải thẳng ra môi trường khi tôm bị bệnh, làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến nhiều hộ nuôi khác trong khu vực. Theo đó, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trên thực tế cao hơn rất nhiều so với số liệu báo cáo với ngành chức năng.
Theo thống kê, đến nay toàn huyện thu hoạch được hơn 1.000 ha trong tổng diện tích 1.900 ha nuôi tôm công nghiệp. Có hơn 40% diện tích tôm nuôi có năng suất khá, phần còn lại phải thu hoạch sớm do tôm bệnh. Thực tế này cho thấy, tỷ lệ tôm nuôi bị nhiễm bệnh và thiệt hại trong những tháng đầu năm nay khá cao.
Do đó, vấn đề bức xúc đặt ra là giúp người dân nâng cao kỹ thuật chọn giống, quản lý môi trường ao nuôi tôm, nhằm giảm thiểu khả năng thiệt hại để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Mắc ca là loại cây công nghiệp mới bắt đầu phát triển vào giữa thế kỷ 20 tại Úc, Mỹ, sau đó mở rộng ra một số nước khác như Nam Phi, Guatemala, Nigeria, diện tích trồng trọt đến nay trên toàn thế giới mới đạt 80.000 ha (2014).

Cũng từ đây các cán bộ di truyền giống đã lai tạo chọn lọc thành công một giống lúa cao sản ngắn ngày, trồng được ba vụ trong năm trong tất cả các vùng sinh thái đồng bằng: hạt rất dài (> 7,5 mm), chất lượng cơm không thua kém các giống lúa mùa địa phương quang cảm ở thượng nguồn Mekong (Thái Lan, Campuchia).

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường ao nuôi cũng thường xuyên hơn trong suốt vụ nuôi. Tuy nhiên, người ta chưa quan tâm các ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người sử dụng và có những biện pháp phòng trừ.

Hơn 150 con bò sữa nhập ngoại cùng hơn 2 tỉ đồng kinh phí hỗ trợ phát triển đã được đổ về thí điểm ở 4 huyện gồm Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng và Thanh Liêm. Đến năm 2006, đàn bò sữa ở Hà Nam đã có lúc tăng lên gần 400 con.

Hơn 1.100 ha bãi triều nuôi ngao của tỉnh Thanh Hóa với sản lượng hàng năm khoảng hơn 15.000 tấn đã đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân của tỉnh. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 trở lại đây, đầu ra cho con ngao xuống thấp khiến cho nghề nuôi ngao gặp nhiều khó khăn.