Tăng Cường Quản Lý Lĩnh Vực Nuôi Tôm

Từ đầu năm đến nay, cùng với sự bất ổn về giá cả thì tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp. Ðến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Tân (Cà Mau) có hơn 1.900 ha đất nuôi tôm công nghiệp, giảm so cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của ngành chuyên môn, từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân có 523 ha đất nuôi tôm công nghiệp bị thiệt hại, chiếm hơn 26% so tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp hiện có trong huyện.
Ngành chuyên môn kết hợp với các xã, thị trấn cấp hơn 36 tấn hoá chất cho các hộ nuôi xử lý gần 100 ha ao nuôi. Tuy nhiên, hiện nay do nuôi ồ ạt, nhiều hộ nuôi không tuân thủ đúng quy trình, xây dựng ao đầm thiếu nơi xử lý nước, thiếu ao lắng nên không tránh khỏi tình trạng thải thẳng ra môi trường khi tôm bị bệnh, làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến nhiều hộ nuôi khác trong khu vực. Theo đó, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trên thực tế cao hơn rất nhiều so với số liệu báo cáo với ngành chức năng.
Theo thống kê, đến nay toàn huyện thu hoạch được hơn 1.000 ha trong tổng diện tích 1.900 ha nuôi tôm công nghiệp. Có hơn 40% diện tích tôm nuôi có năng suất khá, phần còn lại phải thu hoạch sớm do tôm bệnh. Thực tế này cho thấy, tỷ lệ tôm nuôi bị nhiễm bệnh và thiệt hại trong những tháng đầu năm nay khá cao.
Do đó, vấn đề bức xúc đặt ra là giúp người dân nâng cao kỹ thuật chọn giống, quản lý môi trường ao nuôi tôm, nhằm giảm thiểu khả năng thiệt hại để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Năng suất diệp hạ châu đạt đến trên 3 tấn/ha. Qua phân tích của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng (Sở KH-CN Lâm Đồng), hàm lượng dược chất có ích trong cây diệp hạ châu ở Cát Tiên cao hơn sản phẩm cùng loại ở những vùng khác từ 2-3 lần.

Nguyên nhân diện tích cao su trong những năm qua tăng là do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cao su; đặc biệt là từ năm 2009- 2012, giá mủ cao su liên tục tăng, hiệu quả từ cây cao su đem lại rất lớn so với các cây trồng khác. Do đó, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây cao su.

Cụ thể, thay vì năm trước mỗi cặp bò giống chỉ 19-23 triệu đồng, nay tăng lên 26-31 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn tự nhiên của bò cũng khan hiếm, giá cây bắp tăng khiến chi phí chăn nuôi ngày càng đắt đỏ, trong khi đó giá bò thịt vẫn ổn định 170.000 - 180.000 đồng một kg. Nếu tình trạng này kéo dài, người nuôi bò sẽ gặp nhiều khó khăn vì trung bình mỗi cặp bò nuôi 15 đến 20 tháng, trừ chi phí con giống, công cắt cỏ, chăm sóc, thức ăn, người nuôi sẽ không còn lãi cao.

Đây là mô hình nuôi cá trong ao đất lần đầu tiên được triển khai áp dụng thực hiện thí điểm, nhằm từng bước đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và phát triển các mô hình nuôi các loài thủy sản mới phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô (Đắk Nông) thì trên địa bàn huyện hiện có khoảng 150-170 ha diện tích mặt nước đang được khoảng 600 hộ dân tận dụng để nuôi trồng thủy sản.