Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Tôm Giống

Chất lượng tôm giống luôn là vấn đề khó đối với lĩnh vực nuôi thủy sản, để chuẩn bị cho vụ nuôi mới 2015, ngành Nông Nghiệp Sóc Trăng đang tập trung mọi biện pháp để khống chế tôm giống chất lượng kém nhập về địa phương, do Sóc Trăng lệ thuộc giống tôm các tỉnh nhập về trên 85%.
Chất lượng tôm giống có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất, nuôi trồng. Trước tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi còn ở mức cao, bên cạnh nhiều yếu tố tác động như thời tiết, môi trường ao nuôi, vùng nuôi thì yếu tố giống là hết sức quan trọng.
Đầu vụ nuôi tôm năm 2013, mức độ thiệt hại trên tôm nuôi khá nghiêm trọng, nhất là địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉ lệ bệnh đốm trắng chiếm trên 80% mẫu xét nghiệm. Đây cũng là nguyên nhân khiến các vùng nuôi tôm của Vĩnh Hiệp, Khánh Hòa và Hòa Đông phải công bố dịch. Bệnh đốm trắng lại tiếp tục bùng phát trong giai đoạn sau tháng 7/2014 với tỉ lệ thiệt hại cao, tuy nhiên đã giảm còn khoảng 60% trên tổng số mẫu xét nghiệm, điều này ở vùng nuôi tôm nước lợ Sóc Trăng cũng luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro cho vụ nuôi mới 2015.
Không riêng bệnh đốm trắng, mà bệnh đỏ thân, hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi cũng là vấn đề người nuôi tôm và ngành chuyên môn lo lắng. Tôm giống kém chất lượng sẽ ẩn chứa mầm bệnh, khi điều kiện thời tiết thích hợp thì mầm bệnh bùng phát, đây là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao đối với tôm thiệt hại.
Ngành chuyên môn đã tăng cường nhiều biện pháp quản lý chất lượng, song người nuôi cũng phải luôn phòng ngừa mầm bệnh bắt đầu từ con giống. Ông Trần Văn Chung, Phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu chia sẻ “ Tôi mua con giống là mua ở nơi có uy tín, có chất lượng, dù cho giá cao nhưng cũng phải chấp nhận, vì đây là giống đã qua kiểm định.Tuy nhiên cũng có những hộ nuôi do thiếu vốn, bà con lại chọn mua giống giá rẽ hơn thay gì một con giống chất lượng có giá 80 đồng/con thì bà con mua loại chỉ 40 đồng/con”.
Tình hình tôm giống trôi nổi, giá thấp luôn tiềm ẩn khả năng tôm chất lượng kém, do vậy người nuôi cần nghĩ đến việc chọn giống sạch bệnh, đưa giống xét nghiệm trước khi thả là việc không thể thiếu. Bà con nên chọn những điểm bán giống có uy tín, không mua tôm giống không rõ nguồn gốc để hạn chế thiệt hại và lây lan ra môi trường.
Ngành Thú Y, Thanh tra chuyên ngành Sở NN&PTNT cũng có nhiều biện pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt là tôm giống từ các tỉnh ngoài đưa về. Thực tế cho thấy tình trạng tôm không có giấy chứng nhận xét nghiệm, tôm kích cỡ quá nhỏ vẫn luôn tồn tại và xen lẫn trong số tôm đã được kiểm nghiệm chất lượng. Sóc Trăng là vùng nuôi tôm nằm trên đường vận chuyển tôm giống đi các tỉnh Bạc Liêu, thành phố Cà Mau, do đây là vùng nuôi lớn nên số lượng tôm giống vận chuyển vào rất lớn, việc kiểm soát cũng rất khó khăn.
Thạc sĩ Đặng Hiền Đức, Chánh thanh tra Chi Cục Thú Y Sóc Trăng cho biết “Kết quả kiểm tra cho thấy, tình trạng tôm giống kém chất lượng, giống nhiễm bệnh vẫn còn cao, nên chúng tôi khuyến cáo bà con phải hết sức cẩn thận khi chọn mua con giống, không nên vì giá cả thấp mà lại chọn mua những con giống trôi nỗi chưa qua kiểm định”.
Tôm giống kém chất lượng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiệt hại mà ngành chuyên môn đã khuyến cáo người nuôi. Hiện nay Chi Cục Thú Y đã tổ chức tiếp nhận mẫu xét nghiệm cho người nuôi có yêu cầu, chi phí không lớn nhưng phần nào giúp cho ao nuôi an toàn, khả năng thiệt hại thấp.
Khi tôm thẻ được nuôi với quy mô lớn thì nhu cầu con giống cho vùng nuôi tôm ở Sóc Trăng cần đến khoảng 25 tỉ con giống, khả năng cung ứng giống tại địa phương chiếm tỉ lệ thấp nên hầu hết là sử dụng nguồn giống từ các tỉnh đưa về. Đây là khó khăn khách quan, do vậy người nuôi tôm phải hết sức thận trọng trong khâu chọn giống và chọn giống khi đã qua xét nghiệm.
Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2533&keycon=22&lsk=&keyntc=6
Có thể bạn quan tâm

Chiều 24-8, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phân viện Chăn nuôi Nam bộ và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã tổ chức hội thảo khoa học “Nuôi heo nạc không sử dụng chất cấm” tại huyện Thống Nhất.

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, theo Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2664/QĐ-UBND ngày 28.7.2015, từ nay đến năm 2020, tỉnh ta tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi.

Rệp sáp bột hồng (RSBH) là loại sâu hại nguy hiểm, khó phòng trừ và là đối tượng sâu hại mới, lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, sâu hại này sẽ phát tán, lây lan nhanh chóng ra các vùng trồng sắn ở các địa phương khác. Do tính chất nguy hiểm và nguy cơ gây hại nghiêm trọng của RSBH đối với sản xuất sắn ở trong tỉnh nên việc triển khai sớm các biện pháp cụ thể để ngăn chặn sự lây lan gây hại của RSBH là hết sức cần thiết.

Mô hình canh tác mì xen canh trên đất đồi được chuyển giao cho nông dân huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) thông qua dự án khoa học - công nghệ giai đoạn 2013 - 2015 đã mang lại kết quả khả quan.

Hiện nay, những vườn tre trồng lấy măng trên Núi Cấm thuộc xã An Hảo huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đang bước vào mùa thu hoạch rộ, cung cấp một sản lượng lớn măng tươi cho cả khu vực ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.