Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Giống Thuỷ Sản

Sáng 19-12, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang – Lê Văn Thi đã chủ trì hội nghị tổng kết nuôi trồng thuỷ sản 2013 và triển khai kế hoạch 2014.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, năm 2013 tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh đạt 162.611 ha, sản lượng đạt 143.986 tấn, tăng 13,39% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, nhiều mô hình nuôi trồng thuỷ sản được áp dụng tại các địa phương cho hiệu quả khá. Chẳng hạn mô hình nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh tại Kiên Lương, Giang Thành, Hà Tiên, Hòn Đất. Mô hình luân canh tôm – lúa tại các huyện vùng U Minh Thượng, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến ven biển, nuôi cua biển, nuôi nhuyễn thể…
Để phát triển diện tích nuôi tôm, năm 2013, tỉnh đã giao đất cho doanh nghiệp đăng ký nuôi tôm tại Giang Thành và Hà Tiên với tổng diện tích 7.179 ha.
Tỉnh cũng đã xác định nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh trong cơ cấu tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mô hình luân canh tôm – lúa vùng U Minh Thượng, kế đó là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên…
Tuy nhiên, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại lên tới 15.567,3 ha, tăng 7.716,3 ha so với cùng kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là do yếu tố môi trường thả nuôi không đảm bảo, nguồn tôm giống chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng, việc kiểm soát tôm giống nhập từ tỉnh khác vào địa phương chưa tốt, hệ thống thuỷ lợi vùng nuôi tôm công nghiệp chưa hoàn thiện…
Sang năm 2014, ngành nông nghiệp Kiên Giang đặt chỉ tiêu sản lượng tôm nuôi đạt khoảng 52.000 tấn (tăng hơn 10.000 tấn so với năm 2013) với nhiều mô hình thả nuôi như: Nuôi tôm thâm canh, luân canh tôm – lúa, nuôi quảng canh cải tiến (nuôi tôm xen lẫn với các đối tượng nuôi khác như: cua biển, sò huyết…).
Để đạt mục tiêu sản lượng vừa nêu, dự kiến sẽ cần tới hơn 4,18 tỉ con giống tôm sú, 1,9 tỉ con giống tôm thẻ chân trắng, trong khi đó các cơ sở trong tỉnh chỉ có năng lực sản xuất 540 triệu cá thể tôm sú giống và khoảng 900 triệu cá thể giống tôm thẻ chân trắng.
Để khắc phục và hạn chế thiệt hại, ngành nông nghiệp sẽ tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và chính quyền các địa phương vùng nuôi tôm trọng điểm tăng cường việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất và kinh doanh giống thuỷ sản, bao gồm cả nguồn tôm giống trong tỉnh và tôm giống nhập lưu thông trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp Kiên Giang cũng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm đầu tư hoàn thiện hạ tầng vùng nuôi tôm, đồng thời đánh giá cụ thể đối tượng tôm thẻ chân trắng về mức độ ảnh hưởng đến loài tôm bản địa.
Có thể bạn quan tâm

Chuyện anh Nguyễn Ngọc Luân lấy bằng tiến sĩ lọc dầu ở Cộng hòa liên bang Đức và từ bỏ các công việc hấp dẫn về làm nông nghiệp một huyện thuần nông vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đồng Nai đã làm nhiều người hết sức ngạc nhiên. Nhưng đối với anh, việc giúp nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất của họ là ước mơ đã được ấp ủ bấy lâu nay.

Nhiều công ty bán giống mắc ca lên tới vài trăm nghìn/cây là quá đắt so với giá thực tế của loại cây này. Việc phát triển quá nhanh diện tích cây mắc ca, cũng như thiếu kiểm soát trong công tác quản lý giống khiến nhiều hộ dân mua phải giống kém chất lượng.
Thời gian qua, Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Dasco đã liên kết với Viện Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Cần Thơ triển khai dự án phát triển công nghệ trồng nấm sạch gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ ở Đồng Tháp.

Vụ lúa mùa năm 2015, huyện Sa Pa (Lào Cai) sẽ mở rộng diện tích cấy lúa chịu lạnh lên 40 ha. Đây là giống DS 1 do Trung tâm Giống nông lâm nghiệp tỉnh cung ứng và sẽ được gieo cấy tại các xã Tả Van, Sử Pán, Nậm Sài, Thanh Phú và Nậm Cang, mỗi xã cấy từ 7 – 10 ha, với khoảng 110 hộ dân tham gia.

Thông tin này tại hội thảo Khoa học “Phát triển cây tiêu và ứng dụng trụ sống Núc Nác trong trồng tiêu”. Sáng nay (17/4), Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, tổ chức hội thảo Khoa học “Phát triển cây tiêu và ứng dụng trụ sống Núc Nác trong trồng tiêu”.