Tăng Cường Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Vụ Xuân

Theo báo cáo của Sở NN & PTNT Hà Nội, lúa vụ xuân năm 2014 trỗ tập trung vào các ngày từ 10 - 15/5. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết âm u, thiếu ánh sáng, nên hiện nay hầu hết diện tích lúa xuân đều có biểu hiện thừa đạm.
Đây chính là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh có nguy cơ phát triển thành dịch là bệnh đạo ôn cổ bông lúa, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bệnh khô vằn... ảnh hưởng đến kết quả sản xuất vụ xuân. Trước tình hình đó, để chủ động phòng, trừ các loại sâu bệnh hại lúa xuân từ nay đến cuối vụ, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND chỉ đạo các quận, huyện, thị xã, các sở, ngành liên quan phối hợp thực hiện công tác phòng, trừ sâu bệnh.
Theo đó, các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền cách nhận biết sâu bệnh, thường xuyên kiểm tra phát hiện sớm để chủ động triển khai các biện pháp phòng trừ hiệu quả không để phát triển thành dịch và lây lan ra diện rộng... Sở NN&PTNT tăng cường cán bộ kỹ thuật về các địa phương để phối hợp chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng trừ cho từng loại sâu bệnh.
Các sở, ngành khác phối hợp cùng Sở NN&PTNT, Công an TP, UBND các địa phương kiểm tra các đơn vị sản xuất kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm

Cũng theo GS-TS Võ Tòng Xuân - cố vấn mô hình sản xuất lúa sạch của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Thanh Liêm (Đồng Tháp) thì hiện nay, sản phẩm Việt Nam xuất sang thị trường các nước được kiểm định rất nghiêm ngặt, nhất là thị trường Nhật Bản. Hiện nước này có đến 600 mẫu kiểm định, nếu kiểm định sản phẩm có chứa những chất này họ sẽ không nhập khẩu.

Sau gần 15 ngày tập trung chống dịch, đến nay 184/189 con gia súc bị bệnh lở mồm long móng tại 2 huyện Như Xuân, Thạch Thành (Thanh Hóa) đã được điều trị khỏi.

Hươu, nai là động vật hoang dã nên có sức đề kháng cao, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc lại mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc bán nhung, kèm theo bán con giống.

Vụ lúa thu đông năm 2013, các mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trúng đậm. Năng suất lúa bình quân từ 6,5 - 7 tấn/ha, cá biệt có một số nơi lên đến 7,5 tấn/ha, tăng từ 0,5 - 1 tấn/ha so với các ruộng lúa không áp dụng mô hình CĐML.

Là địa phương có thế mạnh về trồng gừng, nhiều nông dân ở thị trấn Ba Chúc (Tri Tôn - An Giang) vẫn kiên trì bám núi theo nghiệp trồng gừng, dù giá cả lên xuống thất thường.