Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ

Nguyên nhân do một số địa phương chậm hoặc chưa phê duyệt và cấp kinh phí triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa được đầu tư đúng mức, tình trạng nuôi thâm canh đan xen với nuôi quảng canh dẫn đến khó kiểm soát dịch bệnh. Chưa thực hiện đồng bộ các giải pháp nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh, nhiều cơ sở sản xuất tôm giống dương tính với các loại mầm bệnh,…
Để khắc phục tồn tại trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nuôi tôm nước lợ chỉ đạo thực hiện báo cáo công tác thú y thủy sản, thực hiện quan trắc cảnh báo môi trường; giám sát dịch bệnh tại cơ sở sản xuất tôm giống và nuôi tôm xuất khẩu; kiên quyết tiêu hủy lô tôm giống dương tính với bệnh phải công bố dịch, đình chỉ hoạt động và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với cơ sở sản xuất tôm giống vi phạm nhiều lần.
Tại các vùng trọng điểm cần bố trí mỗi huyện có ít nhất 3 nhân viên thú y thủy sản, mỗi xã có 1 nhân viên thú y thủy sản. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư trong nuôi tôm (con giống, thức ăn thủy sản, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học…) và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu Cục Thú y tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tổ chức giám sát và xử lý dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất tôm giống, nuôi tôm xuất khẩu. Tổng cục Thủy sản phối hợp với Trung tâm khuyến nông Quốc gia tuyên truyền và hướng dẫn các địa phương quy trình nuôi tôm an toàn dịch bệnh.
Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm phối hợp với Cục Thú y và Hiệp hội chế biến thủy sản xuất khẩu để tháo gỡ khó khăn, rào cản kỹ thuật ảnh hưởng đến xuất khẩu, tổ chức thực hiện “nói không với tạp chất”.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo nhanh của Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh ngày 22-1-2014 về tình hình dịch bệnh trên gia cầm tại xã Bình Minh (Bù Đăng, Bình Phước), sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng cúm A/H5N1 của bệnh nhân tử vong Hoàng Văn Minh, trú tổ 2, chi cục đã khảo sát lấy mẫu đi xét nghiệm đối với gia cầm trong vùng.

Sáng 28-1, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, cho biết giá thịt heo gà thương lái vào các trại mua tăng từ 1-2 ngàn đồng/kg so với cách đây 2 ngày. Cụ thể, giá heo hơi khoảng 48-49 ngàn đồng/kg, giá gà tam hoàng 39-40 ngàn đồng/kg. Giá heo, gà tăng nhẹ song đầu ra vẫn bình thường chưa có dấu hiệu hút hàng.

Chế phẩm sinh học này trộn lẫn với bột cám ngô, gạo, thóc, sắn, đậu tương, các loại khô dầu (lạc, cải…), bột cá và nước sạch để làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản.

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Chơn Thành (Bình Phước) xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm có quy mô lớn, theo hướng sản xuất hàng hóa. Để bảo đảm chăn nuôi có lãi, nhiều hội viên nông dân đã tìm hướng đi hiệu quả. Điển hình là mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Trần Thanh Phương ở ấp 2, thị trấn Chơn Thành.

Về xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, xa xa đã thấy những chú ngựa bạch ung dung gặm cỏ. Chuyện về những con ngựa trắng muốt tưởng chừng chỉ có thể nhìn thấy trên cao nguyên Tây Tạng hiện hữu ngay tại bãi đê sông Hồng giữa lòng Hà Nội là một câu chuyện dài