Tăng Cường Kiểm Tra, Xử Lý Việc Bơm Nước Vào Gia Súc, Thịt Gia Súc

Bộ NN-PTNT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ và các bộ: Công an, Công thương, Thông tin Truyền thông, về việc tăng cường kiểm tra, xử lý việc bơm nước vào gia súc, thịt gia súc.
Theo đó, trong thời gian vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã liên tục phản ánh việc bơm nước vào gia súc trước và sau khi giết mổ tại một số địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Cà Mau, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Đăk Lăk...
Đây là hành vi gian lận thương mại nhằm trục lợi bất chính, gây thiệt hại kinh tế cho người tiêu dùng; đồng thời làm cho thịt gia súc dễ bị ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại từ nguồn nước, dụng cụ bơm nước, gây mất VSATTP.
Để ngăn chặn triệt để hành vi nêu trên, nhằm đảm bảo VSATTP và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng, Bộ NN-PTNT đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu UBND cấp huyện, xã:
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân buôn bán, giết mổ động vật không được bơm nước vào gia súc, thân thịt gia súc, hoặc liên kết với người buôn bán thịt gia súc để gian lận thương mại;
- Chỉ đạo lực lượng công an, QLTT phối hợp chặt chẽ với lực lượng thú y tổ chức điều tra, đấu tranh, triệt phá việc bơm nước vào gia súc, thân thịt gia súc trên địa bàn; xử lý đồng bộ các hình thức xử phạt theo đúng quy định của pháp luật (bao gồm cả hình thức phạt tiền, chuyển mục đích sử dụng sản phẩm động vật làm thức ăn chăn nuôi, xử lý gian lận thương mại...).
- Đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ yêu cầu Sở NN-PTNT, Sở Công thương: Chỉ đạo lực lượng thanh tra chuyên ngành tăng cường phối hợp với lực lượng công an, thú y, ban quản lý chợ và chính quyền cơ sở để thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm việc bơm nước vào gia súc, thịt gia súc; công khai danh sách, địa chỉ các cơ sở giết mổ, buôn bán thịt gia súc vi phạm để người tiêu dùng biết và không mua thịt gia súc đã bị bơm nước.
Bộ NN-PTNT cũng đề nghị các bộ, ngành có liên quan tùy theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động phối hợp với chính quyền và lực lượng quản lý thị trường tăng cường tổ chức kiểm tra, đấu tranh, triệt phá hành vi bơm nước vào gia súc, thịt gia súc trong quá trình vận chuyển, giết mổ và kinh doanh gia súc, thịt gia súc và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; tác hại về kinh tế và sức khỏe cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm động vật bị bơm nước.
Bộ NN-PTNT giao Cục Thú y chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất, nhằm phát hiện việc bơm nước vào gia súc, thịt gia súc để chấn chỉnh, xử lý kịp thời; rà soát các tồn tại, bất cập và báo cáo Bộ để chỉ đạo, điều hành; tổng hợp các vụ vi phạm tại các địa phương và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi cá tra ở Đồng Tháp Đồng Tháp là tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn nhất khu vực ĐBSCL. Năm 2013 nuôi 1.994 ha, sản lượng đạt 365.437 tấn, XK đạt 182.714 tấn, giá trị kim ngạch hơn 473 triệu USD. Cá tra Đồng Tháp đã có mặt ở hơn 90 thị trường trên thế giới.

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh Nam Định hiện phát triển sôi động cả ở vùng mặn lợ và nước ngọt; diện tích nuôi trồng đạt trên 15,5 nghìn ha với 40 vùng nuôi tập trung, sản lượng trung bình mỗi năm đạt 63,5 nghìn tấn. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất giống, sản xuất thức ăn và nuôi trồng được ứng dụng nhanh vào sản xuất.

Hơn một tháng qua, người nuôi cá điêu hồng ở Hợp tác xã (HTX) xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phấn khởi vì cá điêu hồng được các thương lái thu mua với giá 40.000 đồng/kg, tăng từ 5.000 - 7.000 đồng/kg so với tháng trước và nông dân lãi hơn 6.000 đồng/kg cá. Tuy nhiên, giá cá thường bấp bênh, dịch bệnh tăng, chất lượng con giống và môi trường là những vấn đề khiến người nuôi cá điêu hồng không an tâm.

Từ tháng 3 đến nay, hàu nuôi tại Long Sơn xảy ra hiện tượng chết kéo dài và hàng loạt nhưng chưa rõ nguyên nhân. Có người mất trắng cả tỷ đồng, có người còn chút vốn liếng muốn gầy lại đợt hàu sau nhưng không dám vì sợ rủi ro.

Tỉnh Cà Mau hiện có diện tích tự nhiên là 529.488ha, trong đó diện tích nuôi tôm 266.000ha (chiếm 40% cả nước, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long).