Tăng Cường Kiểm Tra Chất Lượng Vật Tư Nông Nghiệp

Việc kiểm tra sẽ được tiến hành trên thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…
Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), 6 tháng qua, kiểm tra lấy mẫu 832 mẫu thủy sản nuôi, chỉ phát hiện 4 mẫu thủy sản có dư lượng hóa chất vượt giới hạn tối đa cho phép tại khu vực Nam bộ, giảm so với năm 2013.
Đáng chú ý là tại các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Bình Thuận, trong số 363 mẫu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ được lấy để phân tích chỉ tiêu tảo độc, độc tố, chỉ có 7 lượt mẫu dương tính với Salmonella, giảm so với năm trước.
Từ đầu đến nay, cả nước đã nhập khẩu hơn 15.500 lô hàng có nguồn gốc thực vật, với hơn 363 mặt hàng từ 60 quốc gia. Trong đó, qua lấy mẫu phân tích 253 mẫu rau, củ, quả đều đạt yêu cầu.
Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra gần 2.000 cửa hàng, đại lý thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có 318 cửa hàng, đại lý vi phạm, đồng thời kiểm tra phân tích 47 mẫu thuốc phát hiện gần 7% số mẫu không đạt chất lượng.
Từ nay đến cuối năm, Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và yhủy sản sẽ tổ chức nhiều đợt thanh tra diện rộng về chất lượng một số vật tư nông nghiệp như thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,… đặc biệt là chất cấm trong thức ăn chăn nuôi, quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Cơ quan này cũng tiến hành kiểm soát chặt chẽ các lô hàng nông sản nhập khẩu (kiểm tra kỹ về nguồn gốc xuất xứ, lấy mẫu kiểm tra tăng cường khi có dấu hiệu nghi ngờ). Các trường hợp phát hiện lô hàng không đảm bảo an toàn, không đạt tiêu chuẩn theo quy định sẽ áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời, thông báo đến cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu yêu cầu điều tra nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục nhằm tránh tái diễn.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ; đến nay, trên địa bàn huyện Quản Bạ đã có hàng nghìn lượt hộ nông dân được vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) huyện để phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao, tạo đà để nhiều người dân vươn lên thoát nghèo.

Sau 2 năm triển khai thực hiện, cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã từng bước khẳng định mô hình sản xuất lúa kiểu mẫu tại Hậu Giang. Tuy nhiên, các hình thức đầu tư khép kín từ sản xuất đến thu mua sản phẩm giữa người dân với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu tiến tới xây dựng cánh đồng lớn cho tỉnh.

Trao đổi với chúng tôi về tình hình sản xuất vụ đông, đồng chí Cao Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Thao đánh giá: Là huyện đồng bằng, đất chật, người đông, từ lâu Lâm Thao đã chú trọng tăng vụ, trong đó sớm đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.

Từ tháng 5/2014 đến nay, dịch sâu róm tấn công rừng thông phát triển mạnh tại địa bàn các huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh và Hướng Hóa (Quảng Trị), gây thiệt hại nặng nề cho hơn 1.000 ha rừng thông. Năm nay dịch sâu róm xuất hiện sớm, xảy ra trong điều kiện nắng nóng kéo dài nên diễn biến rất phức tạp.

Tiếp đến là bọ xít dài có nguy cơ xuất hiện trên các trà lúa đang bước vào thời kỳ trỗ hoặc chắc xanh ở khu vực gần rừng. Để phòng trừ 2 loại sâu bệnh hại này, nông dân cần tích cực thăm đồng để phát hiện và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố, thị xã…