Tăng Cường Kiểm Soát Việc Nuôi Chồn Nhung Đen

Chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của chồn nhung đen.
Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có văn bản về việc kiểm soát việc nuôi và phát tán “chồn nhung đen”.
Thời gian qua, tại một số địa phương, người dân đã tự phát nuôi Guinea pig hay còn gọi là chồn nhung đen để lấy thịt. Tuy nhiên, hiện nay chồn nhung đen chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn. Do vậy chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của chồn nhung đen, đồng thời cũng chưa có căn cứ kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này.
Đề phòng các rủi ro từ việc chăn nuôi chồn nhung đen, Cục Chăn nuôi đề nghị các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: tuyên truyền cho người dân những nguy cơ từ việc nuôi tự phát loài này; không được phát tán rộng rãi. Đồng thời tăng cường kiểm soát, hạn chế việc tự phát của người dân trong việc nuôi chồn nhung đen; theo dõi, phát hiện các rủi ro về bệnh dịch và tác hại của chồn nhung đen báo về Cục Chăn nuôi để phối hợp xử lý.
Có thể bạn quan tâm

Xã Tam Quan là địa phương chăn nuôi số lượng gia cầm lớn nhất huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) (khoảng 1 triệu con). Tuy nhiên, năm 2004 và năm 2011 2011 do dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Huyện Bát Xát (Lào Cai) được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu quý. Đó là điều kiện khí hậu nhiệt đới và bán ôn đới với độ ẩm cao, diện tích rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh chiếm 80% tổng diện tích rừng toàn huyện với thảm thực vật đa dạng, phong phú…

Những năm qua, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất và giá trị kinh tế trên ha canh tác. Một trong các giải pháp là đẩy mạnh ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất, điều này đã phát huy hiệu quả ở một số loại cây như cây lúa cấy mật độ hợp lý, bí đỏ, ngô nếp, đặc biệt là cây cà chua ghép trên nhiều đồng đất tại Vĩnh Tường.

Những năm qua, một số loại cây trồng như sắn, điều… do không ổn định về giá cả, năng suất lại đạt thấp nên hoạt động thâm canh cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế đang là hướng đi của nhiều nông dân trong tỉnh.

Theo ông Nguyễn Hữu Định, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, tuy rất khó khăn về nguồn vốn ngân sách, nhưng Đồng Nai luôn ưu tiên vốn cho xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng rất linh động trong việc huy động mọi nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới.