Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Kiểm Soát Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Tăng Cường Kiểm Soát Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 19/11/2014

Trong thời gian qua, nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều vùng nuôi ở các huyện Nông Cống, Tĩnh Gia, Nga Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hóa... cho thu nhập 100-200 triệu đồng/ha.

Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

Quan tâm việc quản lý sản xuất và cung ứng giống nhập vào địa bàn tỉnh. Sản xuất giống thủy sản tiếp tục phát triển cả ở vùng nuôi nước ngọt và nước lợ. Ngoài các đối tượng con nuôi truyền thống, các cơ sở sản xuất giống thủy sản đã sinh sản nhân tạo được nhiều đối tượng mới. Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở và các hộ sản xuất, kinh doanh giống thủy sản được thực hiện thường xuyên.

Từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành kiểm tra và xử lý 15 hộ, cơ sở sản xuất và kinh doanh giống thủy sản vi phạm về tiêu chuẩn, đăng ký kinh doanh giống thủy sản. Tổ chức thanh tra trên diện rộng với 75 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thú y thủy sản, phát hiện và xử lý 7 cơ sở vi phạm về chất lượng và kinh doanh không đúng ngành nghề kinh doanh. Theo đó, công tác phòng trừ dịch bệnh trong NTTS tiếp tục tăng cường trong thời gian tới.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật giúp người nuôi kiểm tra, chọn giống sạch bệnh, hướng dẫn nuôi một số giống mới, xây dựng các mô hình nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh và ứng dụng các kỹ thuật mới vào nuôi tôm. Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Thanh Hóa nghiên cứu, sản xuất các loại giống mới có chất lượng, giá trị kinh tế cao chuyển giao cho các hộ nuôi.

Nhờ đó, NTTS 10 tháng năm 2014 ổn định, năng suất và sản lượng nuôi đạt khá trên tất cả các loại hình nuôi, đối tượng nuôi. Sản lượng ước đạt 36.626 tấn, đạt 79,62% kế hoạch, tăng 11,6% so với cùng kỳ, trong đó: nuôi mặn 10.491 tấn; nuôi lợ 5.028 tấn; nuôi ngọt 21.107 tấn.

Những tháng cuối năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương tập trung phát triển đa dạng các đối tượng nuôi có giá trị cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu phù hợp với quy hoạch, điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nước của từng vùng.

Tiếp tục ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất giống và NTTS. Các ngành liên quan phối hợp với các địa phương làm tốt công tác khuyến ngư, tập huấn kỹ thuật cho nông, ngư dân. Hướng dẫn người dân xây dựng vùng nuôi an toàn, mô hình nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, nuôi theo quy trình VietGap...

Nhân rộng mô hình HTX, tổ hợp tác NTTS theo cộng đồng để cùng nhau quản lý tốt sản xuất, quản lý môi trường bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. Quản lý thức ăn, thuốc thú y, sản phẩm, xử lý môi trường nuôi thủy sản. Định kỳ thu mẫu nước các vùng NTTS phân tích các chỉ tiêu về môi trường và đưa ra các cảnh báo để người nuôi chủ động phòng chống dịch bệnh.

Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131673/Tang-cuong-kiem-soat-giong-trong-nuoi-trong-thuy-san


Có thể bạn quan tâm

Lục Nam (Bắc Giang) được mùa na Lục Nam (Bắc Giang) được mùa na

Thời điểm này, na Lục Nam (Bắc Giang) đang thu hoạch rộ. Tuy thời tiết không thuận lợi như một số năm trước song nhờ chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, năm nay na lại được mùa.

17/08/2015
Người nuôi gà công nghiệp đang bị lỗ nặng Người nuôi gà công nghiệp đang bị lỗ nặng

Theo thống kê, tổng đàn gà công nghiệp của cả nước khoảng 14,4 triệu con, được chăn nuôi tập trung tại 5.000 trang trại. Hiện, người nuôi đang lỗ 10.000 đồng/con gà. Như vậy, trong 11 tháng qua, người nuôi gà cả nước thiệt hại trên 1.300 tỉ đồng.

17/08/2015
Hai nông dân kể chuyện nuôi heo rừng Hai nông dân kể chuyện nuôi heo rừng

Đầu năm 2010, ông Lê Dũng ở phường 8, ông Nguyễn Việt Hùng ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau “thử sức” nuôi heo rừng. Động cơ khiến 2 ông thử sức nuôi heo rừng rất đơn giản: heo rừng là “của hiếm”, giá trị kinh tế cao. Và trong quá trình nuôi, 2 ông trải qua không ít chuyện cười đau cả bụng và chảy cả nước mắt.

17/08/2015
Mô hình nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao Mô hình nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trước đây, gia đình anh Nguyễn Xuân Cảnh (thôn 7, thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) chủ yếu nuôi heo, bò song việc chăn nuôi khá vất vả, công sức bỏ ra nhiều mà thu nhập lại không đáng kể.

17/08/2015
Gà nhập khẩu đá bại gà trong nước Gà nhập khẩu đá bại gà trong nước

Suốt 11 tháng qua, các doanh nghiệp và người chăn nuôi gà công nghiệp trong nước đều đang bán dưới giá thành. Ước tính với số lỗ khoảng 10 nghìn đồng/con gà như hiện nay, trong 11 tháng qua, ngành chăn nuôi đã lỗ gần 1.376 tỷ đồng.

17/08/2015