Tăng Cường Hợp Tác Khai Thác Hải Sản Với Các Nước Trong Khu Vực

Là nội dung chỉ đạo đáng chú ý được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám phát biểu tại hội nghị tổng kết khai thác cá vụ Nam năm 2013, diễn ra sáng 14-10 tại UBND tỉnh Kiên Giang.
Ông Đào Hồng Đức – Cục trưởng Cục khai thác – bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Bộ NN&PTNT – cho biết mặc dù gặp nhiều khó khăn do giá dầu tăng, thời tiết bất thường với 10 cơn bão từ đầu năm đến nay…, nhưng kết quả khai thác cá vụ Nam vẫn khá tốt. Tổng sản lượng khai thác đạt 1.533 tấn, vượt kế hoạch 4,24%. Nhiều tỉnh/thành có kết quả khai thác tăng cao, như: Bình Thuận, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Kiên Giang, Bến Tre, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu…
Theo ông Đức, nguyên nhân khai thác cá vụ Nam 2013 thắng lợi là nhờ các địa phương đã phát huy tối đa năng lực của đội tàu đánh bắt xa bờ theo hình thức tổ chức sản xuất thành tổ/đội hợp tác trên biển và cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá. Ngoài ra, nhiều kỹ thuật hiện đại cũng đã được ngư dân mạnh dạn áp dụng, điển hình là: Công nghệ bảo quản sau khai thác bằng hầm lạnh sâu, khai thác bằng lồng bẫy, câu cá ngừ đại dương, hệ thống liên lạc vệ tinh MOVIMAR, bản tin dự báo ngư trường…
Ông Trần Chí Viễn – Phó giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang – cho hay Kiên Giang là một trong những địa phương đầu tiên tổ chức cho ngư dân ký hợp đồng đánh cá hợp pháp tại ngư trường Indonesia với tiềm năng còn rất dồi dào.
Theo ông Viễn, sau chuyến ra khơi đầu tiên (khởi hành ngày 30-8-2013), cả tám tàu cá của hai ngư dân Kiên Giang đều cho kết quả rất khả quan, dù thời gian đánh bắt chỉ vỏn vẹn khoảng 10 ngày (thay vì 20 ngày, do trục trặc về thủ tục đăng kiểm). Ước tính sơ bộ mỗi cặp tàu cho lợi nhuận khoảng 400 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đánh giá cao nỗ lực của bộ, ngành, địa phương trong việc giúp ngư dân phòng, tránh thiệt hại do thiên tai gây ra. Cũng như đánh giá cao các mô hình tổ chức sản xuất mang tính tập thể, bởi điều này sẽ giúp ngư dân bám biển bền vững hơn.
“Đối với kế hoạch khai thác cá vụ Bắc 2013-2014, tôi yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương nắm sát thực tiễn, triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, cũng như các đề án, mô hình giúp ngư dân an tâm bám biển. Nâng cao năng lực cũng như tầng suất dự báo ngư trường để cung cấp thông tin cho ngư dân. Sớm triển khai Quỹ tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, mà Kiên Giang sẽ là một trong những địa phương được chọn để thí điểm. Thời gian tới, cần tăng cường đưa tàu cá đi khai thác hợp pháp tại các ngư trường quốc tế, trước mắt là sang các nước láng giềng để tránh tình trạng tàu cá bị nước ngoài bắt giữ” – Thứ trưởng Vũ Văn Tám – nói.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, bên cạnh việc các hợp tác xã (HTX) phát huy vai trò “bà đỡ” thì nông dân nhiều địa phương cũng rất năng động liên kết với doanh nghiệp nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Ngày đầu thành lập, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã thực sự trở thành “phao cứu sinh: đối với ngư dân. Ngay đầu năm 2015 đã có 2 gia đình ngư dân trong tỉnh nhận được nguồn hỗ trợ lớn để hiện thực hóa ước mơ đóng tàu vỏ thép vươn khơi bám biển để làm ăn hiệu quả hơn.

Tuy mang lại hiệu quả lớn nhưng hiện giờ, việc liên kết sản xuất lúa giống giữa nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống (DN) lại khó mở rộng diện tích vì nhiều lý do. Trong đó có chuyện nông dân và HTX chưa thực sự đặt niềm tin vào DN…

Mặc dù tình trạng nắng hạn đang diễn ra gay gắt những nhờ sự chủ động trong lịch thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nên nhiều loại cây trồng lấy củ, nông sản trên địa bàn huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đều được mùa. Tuy nhiên, niềm vui của nông dân chưa trọn vẹn khi phải đối mặt với tình trạng được mùa- mất giá.

Ngày 20/6, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá chình bông theo hình thức công nghiệp. Đến dự hội nghị có đại diện các cơ quan chuyên môn, phòng nông nghiệp các huyện và hơn 100 nông dân nuôi cá chình trong tỉnh.