Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi

Nội dung văn bản nêu: thực hiện chỉ thị của Bộ NN&PTNT về tăng cường công tác thú y thủy sản, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT và các sở, ngành liên quan phối hợp với các huyện, thị, thành phố thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Ban hành khung lịch thời vụ thả nuôi tôm, tăng cường quản lý vùng nuôi đảm bảo điều kiện và vật tư đầu tư cho nuôi tôm an toàn dịch bệnh.
Triển khai công tác quan trắc cảnh báo môi trường; giám sát điều tra, quản lý dịch bệnh, giám sát các chất tồn dư trong tôm.
Hướng dẫn người nuôi tôm thực hiện quy trình kỹ thuật, tổng kết các mô hình nuôi tôm thành công và nhân rộng mô hình nuôi tôm an toàn dịch bệnh hiệu quả.
Thành lập các tổ chuyên môn ngành Nông nghiệp, chủ động phối hợp với tổ công tác Cục Thú y đến từng xã, phường vùng nuôi tôm trọng điểm thường xuyên có dịch bệnh để hướng dẫn các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị, thành phố thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh giống, vật tư thú y thủy sản…
Các huyện, thị, thành phố khẩn trương thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tôm cấp huyện, cấp xã…
Có thể bạn quan tâm

Với 1 ha canh tác quanh năm vẫn chỉ đủ ăn, từ khi chuyển sang làm rau bó xôi theo hướng công nghệ cao, mỗi tháng nông dân Nguyễn Văn Thi thu lãi gần 100 triệu đồng, nhanh chóng trở thành tỷ phú.

Sau một thời gian tồn đọng do không ký được đơn hàng xuất khẩu với thương lái Trung Quốc, những ngày này tại Tây Ninh, lượng sắn về cửa khẩu để xuất sang Trung Quốc đã tăng trở lại từ 5-7 xe/ngày. Tại Quy Nhơn, các kho đang có xu hướng thu mua hàng để phục vụ nhu cầu xuất khẩu...

Tất cả nguồn kinh phí hỗ trợ này đều do trung ương rót xuống. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy tiền đâu? Bộ Tài chính vẫn chưa có thông tư hướng dẫn. Điều này làm cho địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển CĐL...

Nếu như giống ngô biến đổi gene đúng là có ưu điểm trồng không phải phun thuốc trừ sâu vì sâu đục thân ăn vào là sâu chết và có khả năng kháng thuốc trừ cỏ, trồng xong phun thuốc trừ cỏ không cần phải chăm sóc thì chắc chắn sẽ có nhiều người dân sẽ mua.

Được xem là người đi đầu trong việc nghiên cứu áp dụng và phát triển mô hình này. Đến nay, anh Đoàn Kim Sơn ở Ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM đã có 3 cơ sở chuyên nuôi lươn không bùn và trở thành đầu mối lớn, cung cấp lươn sạch cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.