Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi

Nội dung văn bản nêu: thực hiện chỉ thị của Bộ NN&PTNT về tăng cường công tác thú y thủy sản, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT và các sở, ngành liên quan phối hợp với các huyện, thị, thành phố thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Ban hành khung lịch thời vụ thả nuôi tôm, tăng cường quản lý vùng nuôi đảm bảo điều kiện và vật tư đầu tư cho nuôi tôm an toàn dịch bệnh.
Triển khai công tác quan trắc cảnh báo môi trường; giám sát điều tra, quản lý dịch bệnh, giám sát các chất tồn dư trong tôm.
Hướng dẫn người nuôi tôm thực hiện quy trình kỹ thuật, tổng kết các mô hình nuôi tôm thành công và nhân rộng mô hình nuôi tôm an toàn dịch bệnh hiệu quả.
Thành lập các tổ chuyên môn ngành Nông nghiệp, chủ động phối hợp với tổ công tác Cục Thú y đến từng xã, phường vùng nuôi tôm trọng điểm thường xuyên có dịch bệnh để hướng dẫn các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị, thành phố thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh giống, vật tư thú y thủy sản…
Các huyện, thị, thành phố khẩn trương thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tôm cấp huyện, cấp xã…
Có thể bạn quan tâm

Là một trong những người đầu tiên đưa giống ổi Đài Loan về trồng trên địa bàn xã vào năm 2011. Anh Lê Văn Luông, ngụ ấp 2 – xã Vĩnh Xương cho biết: thấy nhiều hộ nông dân ở các xã lân cận trồng ổi cho thu nhập khá cao, nhận thấy đây là loại cây dễ trồng và phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương mình, anh đã tìm mua 200 cây giống ổi Lê Đài Loan về trồng trên 3.000 m2 đất nhà.

Thực tế, từ trước Tết Nguyên đán, giá lúa đông xuân ở ĐBSCL có xu hướng giảm. Sau đó, đã tăng nhẹ ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn. Trong những ngày qua, hệ thống thương lái đã triển khai mua lúa hàng hóa của nông dân khá đông ở các địa phương, như: Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… Theo đó, giá lúa được thương lái mua tại ruộng dao động từ mức 4.200 - 4.600 đồng/kg (tùy theo loại), tăng khoảng 200 - 300 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán.

Đặc biệt với nghề khai thác cá ngừ, tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định đã phát triển, trở thành nơi sản xuất và xuất khẩu chính ở khu vực miền Trung và cả nước. Đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến liên hệ và đặt vấn đề liên kết để khai thác, chế biến cá ngừ xuất khẩu với quy mô lớn.

Theo người dân nuôi nghêu ở xã Cẩm Lĩnh, thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Hà, Kỳ Ninh (huyện Kỳ Anh), hiện tượng nghêu chết ở vùng này bắt đầu xuất hiện từ ngày 19-2 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán), mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm để cứu nghêu, nhưng không có hiệu quả.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, trong tháng 2 năm 2015, tổng sản lượng thủy sản đạt 381 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ, đưa tổng sản lượng thủy sản 2 tháng đầu năm đạt 793.000 tấn, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng khai thác là 436.000 tấn, tăng 4,1%, nuôi trồng 331.000 tấn, tăng 2,3%.