Tăng cường công tác phòng, chống bệnh trên tôm nuôi

Cụ thể, tại huyện Đông Hòa có 28ha tôm nuôi bị bệnh, Tuy An 11,5ha và TX Sông Cầu 0,5ha.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thời tiết khắc nghiệt, con giống phần lớn chưa qua kiểm dịch, môi trường nuôi bị ô nhiễm, người nuôi chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật…
Trước tình hình này, ngành chức năng đang hướng dẫn người nuôi tôm đóng cống hồ có tôm bị bệnh và xử lý bằng Chlorine, tiếp tục theo dõi nhằm không để dịch bệnh lây lan sang diện rộng.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có hơn 355ha tôm nuôi bị dịch bệnh; nhiều nhất là huyện Đông Hòa với khoảng 200ha tôm bị bệnh, Tuy An hơn 108ha, TX Sông Cầu hơn 47ha, trong đó có 78ha tôm bị mất trắng, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.
Liên quan đến tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi, UBND tỉnh vừa chỉ đạo ngành Nông nghiệp và các địa phương có nuôi tôm báo cáo công tác thú y thủy sản tại địa phương, ngành mình quản lý theo chỉ thị của Bộ NN-PTNT về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.
Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp và các địa phương tăng cường quan trắc cảnh báo môi trường vùng nuôi, giám sát dịch bệnh tại cơ sở sản xuất tôm giống và nuôi tôm xuất khẩu, kiên quyết tiêu hủy lô tôm giống dương tính với bệnh phải công bố dịch, đình chỉ hoạt động và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với cơ sở sản xuất tôm giống vi phạm nhiều lần.
Ngành Nông nghiệp cần bố trí đủ kinh phí để triển khai có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi năm 2015 và năm 2016, tại các vùng trọng điểm cần bố trí mỗi huyện ít nhất 3 nhân viên, mỗi xã có 1 nhân viên thú y thủy sản; các địa phương chưa chuyển giao nhiệm vụ thú y thủy sản, khẩn trương chuyển giao nguyên trạng nhiệm vụ thú y thủy sản cho ngành Thú y quản lý.
UBND tỉnh cũng chỉ đạo ngành Nông nghiệp sớm đầu tư, nâng cấp phòng thử nghiệm đạt chuẩn theo quy định, sử dụng kít xét nghiệm theo hướng dẫn của Cục Thú y hoặc Tổ chức Thú y thế giới; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư trong nuôi tôm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;
Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm an toàn dịch bệnh, không xả thải tôm bệnh, nước từ ao nuôi bị bệnh ra môi trường, sử dụng thuốc thú y theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và cơ quan chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm

Từ nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên vừa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm trên diện tích 10.000m2, với 100.000 con giống.

Xuất phát từ thông tin về một số người giàu nhanh do nắm được cơ hội nhất thời của thị trường, những mô hình nuôi con đặc sản như nhím, rắn, ba ba, rùa,... mau chóng được nhân rộng tới mọi vùng, mọi nhà. Để rồi mỗi khi “cơn sốt” qua đi, nhiều nông dân nhận ra, nuôi con đặc sản không phải “cuộc chơi” của số đông người.

Cục Chăn nuôi đang soạn thảo, xây dựng, sớm hoàn thiện Đề án “Phát triển hệ thống TTNT giai đoạn 2013- 2020” để trình lãnh đạo Bộ NNPTNT phê duyệt.

Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) cho biết có rất nhiều thủ đoạn được sử dụng để nhập lậu cá tầm về Việt Nam.

Chưa năm nào tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi lại hoành hành như năm nay ở tỉnh Quảng Trị. Dịch bệnh đã khiến cho hàng trăm ha tôm bị chết, gây mất mùa tôm trên diện rộng.