Tăng Cường Công Tác Chỉ Đạo Nuôi Tôm Năm 2015

Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2015, nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản số 373/TCTS-NTTS, ngày 11/02/2015, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển tăng cường các biện pháp chỉ đạo quản lý thời vụ nuôi tôm nước lợ.
Để đạt được mục tiêu tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2015 đạt 3,95 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8,5 tỷ USD, Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh /thành phố ven biển phối hợp với UBND các huyện tăng cường công tác chỉ đạo trong nuôi trồng thủy sản, tùy từng điều kiện cụ thể, các địa phương cần đảm bảo kế hoạch thả nuôi tôm nước lợ nhằm hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại do dịch bệnh. Các địa phương cần tuyên truyền, hướng dẫn vận động người nuôi ngừng thả giống khi thời tiết bất lợi và không ổn định.
Trong trường hợp nhiệt độ xuống thấp dưới 200C, không khí lạnh tăng cường và bất thường khuyến cáo người nuôi không nên thả giống. Ngoài ra, phải thường xuyên kiểm tra và quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào thuốc, hóa chất đặc biệt là con giống.
Tôm giống thả nuôi phải được kiểm tra và kiểm dịch phải đảm bảo chất lượng, đảm bảo kích cỡ tối thiểu đạt Post 15 đối với tôm sú và đạt Post 12 đối với tôm chân trắng. Bên cạnh đó, các địa phương cần khuyến cáo người nuôi thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm an toàn trong vùng dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Dịch chổi rồng chưa có dấu hiệu giảm bớt trên các vườn nhãn thì trong thời gian qua hơn 250 ha sapôchê (hồng xiêm) ở các địa phương khu vực ven sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang lại bị rệp phấn trắng gây hại nghiêm trọng

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả.

Theo báo cáo từ Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 5.000 con cá sấu không có đầu ra, tình hình này khiến cho hàng trăm hộ nuôi cá sấu bị thiệt nặng về kinh tế. Trong khi đó cá sấu để lâu trong chuồng trại lâu chừng nào thiệt hại kinh tế lớn chừng ấy vì chi phí mua thức ăn cho cá sấu rất cao.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đến thăm vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất ĐBSCL ở tỉnh Sóc Trăng, hỏi “Người nuôi tôm cần gì ở Chính phủ?”. Tất cả những người nuôi tôm đều trả lời “thủy lợi”. Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, nói cụ thể hơn, hệ thống thủy lợi quá khứ để lại chỉ phục vụ trồng lúa, chưa phục vụ nuôi tôm

Được hai ông bạn cùng ở ngoại thành Hà Nội, một là nông dân ở Thạch Thất và một là thạc sỹ, giảng viên Đại học Lâm nghiệp ở Xuân Mai (Chương Mỹ) rủ cùng làm nấm, tôi bảo: Tôi chỉ biết đánh “võ mồm” thôi, ngoài ra chẳng biết gì sất.