Tăng Cường Các Giải Pháp Chăm Sóc, Thả Nuôi Sò Huyết Mùa Nắng Gắt

Khảo sát tình hình thực tế sò huyết nuôi ở các bãi sò trên địa bàn tỉnh trong thời gian giữa tháng 4-2014 cho thấy xuất hiện hiện tượng sò huyết chết với tỷ lệ khá cao ở các xã: Tân Xuân, Bảo Thạnh (Ba Tri); sò có dấu hiệu yếu ở xã Thạnh Hải (Thạnh Phú, Bến Tre).
Theo kết quả xét nghiệm mẫu sò huyết, nước, bùn của Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải (ngày 14-4-2014), sò huyết có nhiễm copepod và Perkinsus sp. với tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm thấp; môi trường nước tại điểm thu có hàm lượng khí độc H2S, NH3 và NO2 cao, 20% sò huyết có sự xuất hiện nhiều hơn bình thường của các tế bào bài tiết trên mang.
Để hạn chế nguy cơ thiệt hại có thể xảy ra trên sò huyết nuôi, Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo, đối với khu vực đang xảy ra hiện tượng sò huyết chết, cần tập trung thu gom và loại bỏ xác sò huyết chết ra khỏi bãi nhằm giảm ô nhiễm nguồn nước nuôi, tránh lây lan cho khu vực xung quanh; nếu tỷ lệ sò chết tăng cao thì tiến hành chuyển bãi nuôi.
Những sân sò huyết có mật độ nuôi dày (2.000 - 2.500 con/m2) cần tiến hành san thưa với mật độ từ 300 - 500 con/m2. Những sân sò huyết đã đạt kích cỡ thu hoạch thì tiến hành thu hoạch ngay để giảm thiệt hại.
Ở những khu vực chưa xảy ra hiện tượng sò chết, người nuôi cần theo dõi tình hình phát triển của sò nuôi, biến động của thời tiết và môi trường nuôi như nhiệt độ, độ mặn, độ pH để sớm có biện pháp xử lý kịp thời; hàng ngày, theo dõi lượng sò tập trung ở vùng lưới rào để tiến hành san thưa khi cần thiết; bón vôi xung quanh bờ đê trước khi mưa để khử phèn tiềm tàng gây bất lợi cho sò.
Khi sò nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc chết thì phải nhanh chóng thu gom sò chết và sắp chết khỏi khu vực nuôi để tránh lây lan, báo ngay về UBND xã hoặc Chi cục Nuôi trồng thủy sản - số điện thoại 0753.826.591 hoặc Huỳnh Tấn Đạt - số điện thoại 0984.798.725.
Trong vụ nuôi năm 2014 này, người nuôi nên thả giống sò huyết tròn, không thả giống sò huyết dài vì giống này phải nuôi ở vùng có độ mặn cao (trên 20%). Riêng đối với các bãi sò huyết sau cống đập Ba Lai, cần thường xuyên theo dõi thông tin về lịch xổ cống đập Ba Lai của Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi trong mùa nước mặn và mùa mưa để có kế hoạch sản xuất phù hợp.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi tôm hùm lồng đã phát triển khá mạnh tại tỉnh Khánh Hòa từ nhiều năm nay, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực của nghề nuôi tôm hùm cũng đồng thời là đề tài tranh cãi của không ít chuyên gia, nhà khoa học.

Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu, năm 2013 diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa trên địa bàn huyện Phước Long là 5.600 ha (tập trung các xã Vĩnh Phú Tây, xã Phước Long, thị trấn Phước Long, xã Phong Thạnh Tây A, xã Phong Thạnh Tây B).

Các ao, đầm nuôi không đảm bảo điều kiện kỹ thuật theo quy định, thường xuyên bị dịch bệnh chỉ nên thả nuôi một vụ trong năm, thời gian thả giống trong tháng 4/2014 để hạn chế dịch bệnh.

Năm 2013, công tác thú y được tăng cường, nhất là công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, long mồm lở móng trên gia súc, bệnh tai xanh trên heo... Trong năm, trên đàn gia súc, gia cầm có xuất hiện các loại bệnh thông thường như: đậu, e.coli, tiêu chảy, viêm phổi, phó thương hàn, tụ huyết trùng..., nhưng không xảy ra dịch bệnh lớn.

Ông Phạm Công Kiệt (xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) là một nông dân chuyên nuôi gà ta với quy mô công nghiệp, nhưng lại chọn hướng chăn nuôi di động. Trang trại của ông rất đơn giản, thường là khu vườn tràm rộng lớn được quây lưới xung quanh.