Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Các Biện Pháp Ứng Phó Với Dịch Cúm Gia Cầm

Tăng Cường Các Biện Pháp Ứng Phó Với Dịch Cúm Gia Cầm
Ngày đăng: 26/02/2014

Ngày 25.2, sau khi đi kiểm tra tình hình thực tế dịch bệnh và công tác triển khai phòng chống dịch cúm gia cầm (DCGC) tại xã Nhơn Lộc (thị xã An Nhơn); Tây Vinh (Tây Sơn), Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám dẫn đầu đã làm việc với UBND tỉnh về công tác phòng chống DCGC. Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà cùng lãnh đạo một số sở, ngành chức năng của tỉnh.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, đến ngày 15.2, DCGC đã xuất hiện tại 3 hộ chăn nuôi gia cầm tại xã Phước Hiệp (Tuy Phước); Tây Vinh (Tây Sơn); Cát Sơn (Phù Cát) với 830 con gà, vịt bị chết. Chi cục Thú y tỉnh đã lấy mẫu gửi xét nghiệm và điều tra dịch tễ; phối hợp với chính quyền địa phương tiêu hủy toàn đàn gia cầm. Đến nay, chưa phát hiện thêm trường hợp nào ở gia cầm có dấu hiệu DCGC. Bên cạnh đó, có nhiều đàn gà, vịt ở nhiều địa phương bị chết do bệnh dịch tả, E.coli.

Ngoài ra, kết quả giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm tại các chợ, lò giết mổ động vật tại một số địa phương cho thấy, tỉ lệ mẫu dương tính vi rút cúm A (H5N1) vẫn ở mức cao. Hiện nay, tỉnh đã khoanh vùng, triển khai tiêm vắc-xin cho đàn gia cầm, phun thuốc tiêu độc, sát trùng chuồng trại chăn nuôi và tại các chợ.

Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình mua bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm ra vào tỉnh. Tại buổi làm việc, tỉnh ta đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ 3 triệu liều vắc-xin cúm gia cầm và hỗ trợ tỉnh trong công tác xét nghiệm phát hiện dịch cúm nhằm giúp tỉnh chủ động trong công tác phòng chống DCGC.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám và đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ đều cho rằng, có nhiều mẫu gà, vịt do Chi cục Thú y tỉnh lấy ở các hộ chăn nuôi tại huyện Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn gửi cơ quan Bộ NN-PTNT xét nghiệm đã cho kết quả dương tính với vi rút cúm Asubtype H5N1.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền các địa phương tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại cơ sở, để nhận định đúng hướng hơn, đồng thời triển khai cấp bách các biện pháp ứng phó với dịch.

Bên cạnh đó, hỗ trợ người chăn nuôi có gia cầm bị chết do dịch bệnh cúm A (H5N1) theo quy định, và cân nhắc việc công bố dịch để có biện pháp ứng phó quyết liệt hơn; khi công bố dịch, Trung ương mới có cơ sở hỗ trợ vắc-xin cho tỉnh. Bộ NN-PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hỗ trợ tỉnh trong việc xét nghiệm bệnh phẩm theo yêu cầu của tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Tổng Hợp Ở Đức Hạnh (Bình Thuận) Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Tổng Hợp Ở Đức Hạnh (Bình Thuận)

Những ngày này về vùng đất xã Đức Hạnh (Đức Linh - Bình Thuận), chúng tôi nghe nói nhiều về câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Diệu, ở thôn 1. Bởi ông là một trong những gia đình đang phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt tổng hợp khá hiệu quả trên địa bàn xã. Chính mô hình này đã giúp ông có cuộc sống ổn định, quan trọng hơn mô hình này đã minh chứng cho cách thức sản xuất tương đối mới, trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

06/03/2013
Kinh Nghiệm Từ Những Mô Hình Nuôi Tôm Có Hiệu Quả Kinh Nghiệm Từ Những Mô Hình Nuôi Tôm Có Hiệu Quả

Khi tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn diễn biến phức tạp, tác nhân gây bệnh tôm vẫn chưa được xác định, thì ngay tại những vùng nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng, vẫn có những mô hình nuôi tôm rất thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thành công này là những bài học kinh nghiệm quý báu, là chỗ dựa của người nuôi tôm thêm vững tin bước vào vụ nuôi 2013.

08/03/2013
Cánh Đồng Vàng Bình Phước Xuân (An Giang) Cánh Đồng Vàng Bình Phước Xuân (An Giang)

Giai đoạn 2009-2012, xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới - An Giang) chuyển đổi 177 héc-ta đất lúa sang trồng rau màu và lập vườn cây ăn trái, đưa chỉ số diện tích rau màu tăng gấp đôi và giá trị sử dụng vòng quay của đất lên 4,13 lần/năm, góp phần đảm bảo thu nhập bình quân đạt trên 45 triệu đồng/người/năm.

13/06/2013
Quy Hoạch, Nâng Cấp Cơ Sở Vùng Nuôi Tôm Ở Quảng Bình Quy Hoạch, Nâng Cấp Cơ Sở Vùng Nuôi Tôm Ở Quảng Bình

Năm 2012, sản xuất nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhất là nuôi tôm nước lợ, làm ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Tổng diện tích thả nuôi toàn tỉnh là 5.052 ha đạt 98% so KH (riêng diện tích nuôi mặn lợ 1.532 ha); sản lượng nuôi thủy sản đạt 9.510 tấn (nuôi mặn lợ sản lượng 4.300 tấn).

11/03/2013
Thời Cơ Và Thách Thức - Nuôi Tôm Thẻ Hay Tôm Sú? Thời Cơ Và Thách Thức - Nuôi Tôm Thẻ Hay Tôm Sú?

Chưa năm nào người nuôi tôm lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay. Chọn nuôi con tôm thẻ hay con tôm sú? Đó là vấn đề thật sự làm nhiều người đau đầu. Nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì quá liều lĩnh, vì đây là đối tượng nuôi mới và mô hình này đòi hỏi vốn đầu tư rất nhiều.

16/03/2013