Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Các Biện Pháp Chống Nắng, Nóng Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm Trong Mùa Hè

Tăng Cường Các Biện Pháp Chống Nắng, Nóng Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm Trong Mùa Hè
Ngày đăng: 16/06/2012

Năm nay, theo dự báo sẽ có khá nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao có thể sẽ lên tới gần 40 độ C. Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao sẽ làm cho vật nuôi ăn kém, uống nhiều nước, bức xạ nhiệt lớn, sức đề kháng và sức sản xuất của vật nuôi giảm đáng kể, các loại dịch, bệnh như: tiêu chảy, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng... dễ phát sinh và lây lan. Vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh, bị chết do cảm nắng, nhất là đối với những vùng có ổ dịch gia súc, gia cầm cũ, những địa phương có nhiều trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, gây thiệt hại cho công tác sản xuất chăn nuôi.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến thời điểm này, tổng số gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc là 99.029 con; trong đó có 859 con trâu, bò chết do mắc phải các chứng bệnh như: tụ huyết trùng, tiêu chảy, ký sinh trùng đường máu... đàn lợn bị chết 11.460 con, với các chứng bệnh như: tụ huyết trùng, phó thương hàn, hội chứng tiêu chảy, E.Coli phù đầu... Đối với đàn gà, có 86.710 con bị chết do gặp phải nhiều chứng bệnh phức tạp, dễ lây lan hơn như: bệnh tụ huyết trùng, bệnh Niu cát xơn, bệnh CRD (nhiễm đường hô hấp)...

Nhằm hạn chế những ảnh hưởng của nhiệt độ cao, chủ động phòng chống nắng nóng, bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, tạo điều kiện duy trì, ổn định và phát triển chăn nuôi, Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với UBND các huyện, thành, thị trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi, các trang trại có biện pháp chủ động phòng, chống nắng nóng ngay từ đầu mùa; chủ động phổ biến, hướng dẫn cho bà con nông dân tích cực áp dụng các biện pháp phòng, chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi. Trong đó, chú trọng vào việc hướng dẫn kỹ thuật cho bà con xây dựng chuồng trại, đảm bảo cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, thích hợp với từng đối tượng vật nuôi, nền chuồng thoát nước tốt, phủ rơm, rạ lên mái chuồng để chống nắng, nóng trực tiếp cho gia súc, gia cầm, khuyến cáo người nông dân lưu ý khi thu gom, di chuyển phân và các loại chất thải ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý an toàn trước khi đưa ra môi trường xung quanh, xây dựng hệ thống rãnh thoát nước thải bên ngoài chuồng trại, xây dựng hố xử lý 

theo phương pháp sinh học. Đặc biệt nhắc nhở bà con trong những ngày nắng, nóng phải tiến 

hành phun nước lên mái chuồng và phun sương trong chuồng nuôi. Sở Nông nghiệp & PTNT cũng đã sát sao trong việc chỉ đạo Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng chống nắng, nóng và các loại dịch bệnh dễ xảy ra vào mùa hè cho đàn vật nuôi trên phạm vi toàn tỉnh; hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi những biện pháp, kỹ thuật cơ bản chữa cảm nắng, cảm nóng cho đàn gia súc, gia cầm. Tăng cường chất đạm trong khẩu phần ăn cho vật nuôi với các loại rau cỏ tươi, củ, quả và các Vitamin đặc biệt là Vitamin C, giảm lượng tinh bột. Những ngày nhiệt độ tăng cao, không chăn thả và cho trâu, bò nghỉ làm việc, nhất là trong khoảng từ 10h - 16h trong ngày; đưa gia súc về chuồng trại hoặc các khu vực có bóng mát, cây xanh. Bên cạnh đó, bà con nông dân cũng cần chú trọng đến công tác tiêm vắc - xin, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn vật nuôi và giám sát, theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của đàn vật nuôi, phát hiện xử lý 
kịp thời khi đàn vật nuôi có biểu hiện bị ảnh hưởng do nắng nóng, dịch bệnh trong mùa hè. Định kỳ phun thuốc sát trùng để chống ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt... là những tác nhân truyền và gây bệnh trong mùa hè. Thường xuyên phát hiện sớm các gia súc, gia cầm ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, tránh lây lan. Tổng vệ sinh, tẩy uế chuồng trại, dụng cụ và thay thế lớp đệm lót dùng trong đợt nắng nóng. Sau mỗi đợt nắng nóng, kịp thời tổng kết những kinh nghiệm chống nóng, bảo vệ cho đàn gia súc và có biện pháp khắc phục.

Có thể bạn quan tâm

Triển vọng từ mô hình nuôi rạm Triển vọng từ mô hình nuôi rạm

Trong những năm gần đây lĩnh vực Chăn nuôi, Thủy sản đã có những sự chuyển dịch đáng kể về quy mô cũng như các đối tượng nuôi.

09/08/2023
Thoát nghèo nhờ biết trồng thâm canh chuối tiêu hồng Thoát nghèo nhờ biết trồng thâm canh chuối tiêu hồng

Đồng bào dân tộc quanh xã A Ngo, huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị lần đầu tiên thấy trồng chuối có bón phân, bao buồng, toàn bộ ruộng chuối trổ hoa cùng một lúc.

18/09/2023
Hiệu quả từ chăn nuôi lợn sinh học Hiệu quả từ chăn nuôi lợn sinh học

Từng trải qua giai đoạn suýt phá sản vì bệnh dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên, Hợp tác xã (HTX) Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) vẫn đứng vững.

18/09/2023
Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi dê Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi dê

Với quyết tâm làm giàu cùng với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, bác Vũ Văn Sai thôn Tô Xuyên, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình đã xây dựng.

18/09/2023
Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình ‘con tôm ôm sò huyết’ Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình ‘con tôm ôm sò huyết’

Với những lợi thế chi phí đầu tư thấp, mang lại lợi nhuận cao, thân thiện với môi trường, qua hơn 10 năm áp dụng, mô hình nuôi sò huyết xen canh với tôm.

07/10/2023