Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Ven Biển

Nhằm bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông, ven biển trong mùa sinh sản, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn số 658/UBND-NN ngày 24-1-2014 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2008, cụ thể như sau:
Qua 06 năm (2008 -2013) triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức “Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa”, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực: Nhận thức về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của các ngành, các cấp chính quyền địa phương và ngư dân đã được nâng lên; đa số các hộ đang khai thác bằng nghề đăng, đáy trên sông có vi phạm về kích thước mắt lưới đã tự giác tháo gỡ phần lưới nhỏ hơn quy định; sự phối hợp giữa các ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Bộ đội Biên phòng, Công an và chính quyền các địa phương trong công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và kiểm tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm đã chặt chẽ và đạt hiệu quả cao; nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ, cửa sông đã được phục hồi và gia tăng đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác và đời sống của ngư dân làm nghề khai thác ven biển.
Tuy nhiên, kết quả đạt được là chưa bền vững, sau thời gian thực hiện tháng hành động (từ ngày 15-3 đến 15-5 hàng năm), công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các địa phương chưa thường xuyên được duy trì; sự phối hợp giữa các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan chưa đồng bộ và hiệu quả, dẫn đến vẫn còn tình trạng ngư dân sử dụng chất nổ, xung kích điện và đăng, đáy kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác thủy sản vẫn còn xảy ra.
Để hạn chế tình trạng nêu trên, nhằm bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông, ven biển trong mùa sinh sản; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển và các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm nay, Đồng Nai là nơi thu hút nhiều “ông lớn” đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Không “cờ giong trống mở”, song các nhà đầu tư sẵn sàng rót hàng triệu USD để xây dựng mới và mở rộng chăn nuôi theo quy trình khép kín.

Ngoài việc tránh hạn thành công, việc chuyển sang trồng rau quả còn mang lại cho người nông dân thu nhập cao hơn trồng lúa. Trong khi nhiều địa phương khác ở Tây Nguyên bị thiệt hại nặng bởi hạn hán, thì tại huyện Chư Quynh, tỉnh Đắc Lắc, nông dân đã tránh hạn thành công nhờ chuyển đổi nhiều diện tích đất lúa sang trồng những loại hoa màu phù hợp.

Đến ngày 3/5/2015, nông dân huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thu hoạch được 600/700ha mè vụ hè thu năm 2015, tập trung ở các xã Bình Hàng Trung, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, An Bình, Nhị Mỹ, Tân Nghĩa và Phong Mỹ; năng suất đạt từ 1 – 1,5 tấn/ha.

Trong những ngày nghỉ lễ, người nông dân vùng Đông Bắc tỉnh đã liên tiếp đón nhận niềm vui khi trời đổ cơn mưa lớn giúp hàng ngàn ha cây trồng được giải hạn.

Sáng 4.5, tại xã Cát Lâm (Phù Cát - Bình Định), Sở NN&PTNT đã phối hợp với Công ty TNHH Hạt giống Việt Nam tổ chức Hội thảo đầu bờ giới thiệu 3 giống bắp lai triển vọng CP331,CP333 và CP501 đã được 16 hộ dân ở địa phương sản xuất trên diện tích 2 ha (diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả chuyển sang cây trồng cạn) trong vụ ĐX 2014 - 2015.