Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạm Trữ Cà Phê May Ít Rủi Nhiều

Tạm Trữ Cà Phê May Ít Rủi Nhiều
Ngày đăng: 04/09/2014

Những năm gần đây giá cà phê trên thị trường cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng có nhiều biến động, lúc lên cao, xuống thấp…, tranh thủ cơ hội lúc giá cà phê xuống thấp (thường là lúc đầu vụ), nhiều người dân đã bỏ tiền  mua cà phê về nhà tạm trữ, chờ tăng giá bán kiếm lời.

Tuy nhiên, trên thực tế những người “hành nghề” này cũng đang vấp phải những lo âu, thấp thỏm vì giá cả, vốn liếng…

Nở rộ “nghề” tạm trữ cà phê

Hàng năm vào mùa thu hoạch xong cà phê, các hộ nông dân thường xay xát bán ngay cà phê nhân xô để trả nợ vay ngân hàng và trả nợ cho các đại lý vật tư xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu mua thiếu từ đầu niên vụ, vừa có thêm nguồn vốn để tiếp tục thuê mướn nhân công thu hoạch cũng như giải quyết các nhu cầu sinh hoạt khác cho gia đình.

Tranh thủ thời cơ này nhiều người dân bỏ tiền ra mua lại cà phê về cất trữ, chờ giá lên cao bán kiếm lời. Anh Lê Văn Phúc (xã Ea Wy, huyện Cư Kuin, Đak Lak) cho biết: “Đầu niên vụ thu hoạch cà phê 2013-2014 vừa qua, khi nghe tin giá cà phê xuống thấp chỉ ở mức 31.000 đồng-33.000 đồng/kg, tôi quyết định đầu tư 186 triệu đồng mua 6 tấn về nhà tạm trữ, đến cuối tháng 3-2014 giá cà phê nhân dao động ở mức 38.000 đồng/kg, rồi lên 41.000 đồng/kg tôi quyết định đem bán và thu về 236 triệu đồng, tính ra đã có lời vài ngàn đồng/kg rồi.

Không chỉ ở Đak Lak người dân mới bỏ tiền ra mua cà phê tạm trữ chờ tăng giá, hiện nhiều người dân ở Đak Nông, Gia Lai, Lâm Đồng… cũng đang đổ xô vào kinh doanh mặt hàng này, bởi đây được xem là nghề “hái ra tiền” với lợi nhuận cao nếu biết tính toán, bỏ vốn đầu tư và lựa chọn thời điểm để mua, bán.

Nhiều nỗi lo

Thời gian qua, việc giá cà phê trên thị trường có nhiều biến động khôn lường, nhiều người dân đã đổ xô vào việc tạm trữ cà phê, điều này đã tạo cho họ cơ hội kiếm tiền. Tuy nhiên, trên thực tế những người làm “nghề” này cũng đang vấp phải những lo âu, thấp thỏm bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.

Anh Bùi Văn Vinh  (xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) cho biết: “Hồi giữa tháng 1-2014, tôi đầu tư 260 triệu đồng mua 7 tấn cà phê với giá 37.000 đồng/kg về tích trữ, đến ngày 12-3-2014, giá cà phê tăng lên 41.300 đồng/kg nhưng tôi lại do dự không bán vì chờ giá cao thêm chút nữa.

Ai ngờ từ đó cho đến nay giá giảm hẳn chỉ giao dịch từ 37.000 đồng-39.000 đồng/kg. Để lâu sốt ruột quá cuối cùng tôi đành phải bán… Tính ra đến nay, sau 6 tháng tạm trữ tôi thấy không có lời vì phải chi phí cho việc vận chuyển, thuê kho chứa... Nếu số tiền trên đem gửi tiết kiệm còn lời hơn vì bởi mình không rành về lĩnh vực kinh doanh này.

Ông Bùi Văn Đại (xã Hòa Đông, huyện Krông Păc) còn dở khóc, dở cười hơn khi đi vay mượn hơn 200 triệu đồng mua cà phê để tạm trữ.

Ông Đại cho biết: “Thời gian qua thấy bạn bè bỏ tiền ra mua cà phê về tạm trữ lúc giá thấp và bán ra lúc giá lên cao có lời, trong khi giá cà phê có lúc giá lên tới 41.000 đồng/kg… cứ tưởng kinh doanh có lời nên tôi đã vay mua 5,3 tấn cà phê với giá 38.000 đồng/kg, sau 7 tháng “hành nghề” tạm trữ với nhiều nỗi lo về giá cả ai ngờ cà phê tăng không đáng kể tôi đành phải bán với giá 39.000 đồng/kg thu về 206 triệu đồng.

Tính ra trừ chi phí vận chuyển, hao hụt còn lãi được 4 triệu đồng, trong khi tiền vay 200 triệu đồng với lãi suất 1,0% mỗi tháng, tôi phải trả mất 14 triệu đồng…”.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Anh, ở đường Phạm Văn Đồng, TP. Buôn Ma Thuột-người có kinh nghiệm nhiều năm trong việc thu mua cà phê ở Tây Nguyên cho biết: “Giá cà phê tại Tây Nguyên trong thời gian qua biến động lên xuống bất thường và dường như nằm ngoài dự báo của chúng tôi…

Thời gian qua đã giảm và có thể tiếp tục giảm nữa nên rất khó xác định mức giá thấp nhất, bởi vậy việc tích trữ chờ giá lên khó ai dám chắc tới đây sẽ thắng hay thua nên đại lý chúng tôi chỉ thu mua cầm chừng, tránh nguy cơ thua lỗ”.

Thiết nghĩ, thực tế trên cho thấy với việc giá cà phê biến động, lên xuống thất thường đã tạo cơ hội cho một số cá nhân, doanh nghiệp thu mua tạm trữ cà phê chờ cơ hội kiếm lời. Tuy nhiên “nghề” này cũng đang đặt ra nhiều thách thức khó khăn, người dân cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định vay vốn “hành nghề” thu mua cà phê.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Rô Đồng Mùa Nước Nổi Nuôi Cá Rô Đồng Mùa Nước Nổi

Mùa nước nổi năm nay có rất nhiều mô hình làm giàu từ lũ được nhân rộng ở các địa phương vùng ĐBSCL như: nuôi tôm càng xanh, nuôi cá chình, lươn, cá lóc, cá bông... ở các huyện: Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp), Tân Hưng (Long An)...

26/09/2011
3 Giống Khổ Qua Lai Mới - Thêm Lựa Chọn Cho Nông Dân 3 Giống Khổ Qua Lai Mới - Thêm Lựa Chọn Cho Nông Dân

Gần đây, trong làng giống cây trồng Việt Nam xuất hiện một tên tuổi mới, đó là thương hiệu Sao Cao Nguyên® Seeds. Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng và người sản xuất, Cty này đã cùng một lúc đưa ra thị trường 3 giống khổ qua lai F1 với các đặc tính cơ bản như: thu trái sớm; trái sai, thời gian thu trái dài; màu sắc, hình dáng đẹp; cứng trái thích hợp vận chuyển xa và bảo quản lâu. Các giống lai này có tính thích nghi rộng, phù hợp với nhiều vùng miền ở cả Bắc, Trung, Nam.

15/07/2012
E-Rô-Týp (Ống Xốp) Tạo Oxy Tầng Đáy Hữu Hiệu E-Rô-Týp (Ống Xốp) Tạo Oxy Tầng Đáy Hữu Hiệu

Trong ao cá tra thì oxy thường cao ở lớp nước mặt (1 mét đến 1,5 mét) vào ban ngày và có thể giảm rất thấp vào ban đêm. Sự thiếu oxy trong ao cá tra có thể do ao nuôi cá có nhiệt độ nước cao (biến động 28-32°C) dẫn đến hệ số hòa tan oxy vào nước giảm, mật độ nuôi quá cao, đáy ao có nhiều hợp chất hữu cơ tích tụ hay sục khí không đầy đủ.

03/10/2011
Thầy Thuốc Của Thủy Sản Thầy Thuốc Của Thủy Sản

Đôi tay ông Khoa vừa nhẹ nhàng vớt nước đã pha thuốc tắm cho bầy cá trước khi đưa vào thả, ông vừa giảng giải với chúng tôi: "Khi tắm thuốc cho cá cần sục khí, nếu thấy cá có hiện tượng khác thường như đớp khí ở mặt nước, cá quẫy hỗn loạn hay nhảy lên khỏi dụng cụ chứa thì phải vớt cá ra ngay". Vui tính và cởi mở ông chẳng có ý giữ bí mật bài thuốc quý mà ông mất nhiều công sức tìm tòi, thử nghiệm.

16/07/2012
Khắc Phục Hiện Tượng Cá Nổi Đầu Khắc Phục Hiện Tượng Cá Nổi Đầu

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng trên là do các vi sinh vật háo khí có hại hoạt động mạnh, làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước. Oxy hòa tan có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất, chất lượng các loài cá nuôi

06/10/2011