Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạm Thời Kiểm Soát Được Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Tạm Thời Kiểm Soát Được Chất Cấm Trong Chăn Nuôi
Ngày đăng: 16/05/2012

Bộ NNPTNT vừa chính thức có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Theo Bộ NNPTNT, chất cấm trong chăn nuôi hiện nay có 3 chất chính là: Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine (thuộc nhóm Beta-agonist). Từ năm 2002, Việt Nam đã đưa các chất này vào danh mục chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Tuy nhiên, từ giữa năm 2011, khi giá thực phẩm tăng cao, tình trạng sử dụng chất cấm đã quay trở lại. Theo báo cáo của 9 phòng thí nghiệm được giao lấy mẫu phân tích chất cấm trong chăn nuôi, trong 3 tháng đầu năm 2012, thức ăn chăn nuôi có 13/268 mẫu, thuốc thú y 2/18 mẫu, thịt, gan lợn 8/179 mẫu và nước tiểu lợn 7/108 mẫu dương tính với nhóm Beta- agonist.

Theo Bộ NNPTNT, trong thời gian qua, các ngành chức năng đã tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm ở 13 tỉnh, thành trong toàn quốc, kết quả cho thấy chất cấm được sử dụng chủ yếu ở hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.

Theo khẳng định của Bộ NNPTNT, tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã tạm thời được kiểm soát, gần đây không phát hiện thêm mẫu chất cấm nào, nhờ đó giá thịt đã tăng trở lại. Tuy nhiên, Bộ NNPTNT kiến nghị các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường kiểm soát tình hình kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở tất cả các khâu, từ nhập khẩu đến sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y…

Có thể bạn quan tâm

Ô Nhiễm Môi Trường Từ Chất Thải Chăn Nuôi Ô Nhiễm Môi Trường Từ Chất Thải Chăn Nuôi

Cùng lãnh đạo thôn Kép, xã Việt Tiến (Việt Yên) đi một vòng quanh trang trại chăn nuôi của gia đình ông Hà Chuẩn Chinh thuộc địa bàn thôn cho thấy, từ xa đã bốc lên mùi xú uế nồng nặc. Màu nước thải đen ngòm của trang trại chảy ra kênh mương, đồng ruộng liền kề.

14/07/2014
Hậu Giang Thiếu Nguồn Giống Gia Súc, Gia Cầm Tốt Cho Chăn Nuôi Hậu Giang Thiếu Nguồn Giống Gia Súc, Gia Cầm Tốt Cho Chăn Nuôi

Cụ thể, giống heo tự túc trong dân để nuôi nông hộ đáp ứng khoảng 82,5%, cung cấp từ một số tỉnh lân cận là 17,5%. Giống gà tự túc trong dân đáp ứng 22,5%, cung cấp từ các tỉnh chiếm 77,5%; giống thủy cầm tự túc trong dân chỉ 5%, cung cấp từ ngoài tỉnh vào tới 95% (khoảng 2,8 triệu con/năm).

14/07/2014
Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững

Duy trì mục tiêu phát triển bền vững đối với vùng tôm - lúa huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là 11.000 ha. Đây là vùng trọng điểm phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao, đặc biệt là nhóm giống ST sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm, đồng thời phát huy tốt các mô hình trồng màu trên bờ bao và nuôi các giống loài thủy sản khác để tăng thu nhập cho nông dân.

04/12/2014
Đổi Đời Nhờ Chuyển Hướng Canh Tác Đổi Đời Nhờ Chuyển Hướng Canh Tác

Những năm trước đây, anh Y Hô M’lô ở buôn Ea Sang, xã Ea H’đing (huyện Cư M’gar - Dak Lak) chủ yếu trồng lúa và hoa màu trên diện tích 3 ha đất canh tác của gia đình.

14/07/2014
Về Trà Vinh Săn Hàu Biển Về Trà Vinh Săn Hàu Biển

Hàu là loại ngư sản biển chuyên sống bám theo các vách đá. Ở tỉnh Trà Vinh, hàu sống nhiều theo vách các cống thoát nước xây bằng bê tông trong các ao tôm của người dân huyện Duyên Hải. Do đó, muốn săn bắt hàu, người ta phải ngâm mình dưới nước để dò tìm hàu.

04/12/2014