Tâm thế chủ động

Báo NNVN có cuộc trao đổi với ông Hồ Viết Hy (ảnh), Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong kiêm Trưởng BCĐ xây dựng NTM huyện, về vấn đề này.
Nhiều kết quả quan trọng
Xin ông cho biết kết quả sau hơn 4 năm Triệu Phong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM?
Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, huyện Triệu Phong đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Phải nói rằng, huyện Triệu Phong thực hiện chương trình với tâm thế luôn chủ động và sáng tạo nên thu được nhiều kết quả cũng như bài học kinh nghiệm quan trọng.
Quan điểm của huyện là làm chắc để người dân đồng thuận cao với chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Đến nay, huyện có 1 xã đạt chuẩn, là xã Triệu Thành. Bốn xã điểm của tỉnh và huyện đạt từ 17-19 tiêu chí, 16 xã đạt từ 11-16 tiêu chí.
Bình quân mỗi xã đạt gần 13 tiêu chí, cao hơn trung bình của tỉnh 1,7 tiêu chí/xã. Huyện phấn đấu có 4 xã điểm đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2015.
Để đạt kết quả trên, ngoài các phong trào thi đua, huyện đã huy động tổng nguồn vốn xây dựng NTM đạt 820 tỷ đồng, trong đó vốn lòng ghép các chương trình dự án 325 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 41 tỷ đồng.
Chương trình MTQG xây dựng NTM của Triệu Phong có kết quả như hôm nay là sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, cả hệ thống chính trị trên địa bàn cùng vào cuộc.
Trong quá trình xây dựng xuất hiện nhiều cách làm hay, trách nhiệm cao.
Chúng tôi phân công nhiệm vụ gắn với trách nhiệm vận động cho từng cơ quan, tổ chức, đoàn thể, phấn đấu đạt được các tiêu chí được giao, làm cơ sở để tổng kết thi đua hằng năm.
Đáng chú ý các phong trào như Thanh niên chung tay thắp sáng đường quê tại các xã Triệu Đông, Triệu Phước, Triệu Thành, Triệu Thượng và Triệu Thuận...
Hội Nông dân với phong trào nông dân hưởng ứng dồn điền đổi thửa tái cơ cấu nông nghiệp, cải tạo ruộng đồng, vườn tạp. Đến nay, huyện Triệu Phong là địa phương đầu tiên của tỉnh Quảng Trị hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa.
Nhờ vậy mà ruộng đồng bớt manh mún, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng, phát triển SX, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Ngoài các tiêu chí trên, Triệu Phong rất chú trọng tiêu chí giáo dục có tính chiến lược cũng như phát huy truyền thống học tập của vùng đất được cha ông dày công vun đắp sự nghiệp trồng người.
Hầu hết các trường học được xây dựng kiên cố, theo hướng đạt chuẩn, 100% trường tiểu học, THCS, THPT xây cao tầng; trang thiết bị được đầu tư và đưa vào sử dụng hiệu quả.
Từ năm 2013, huyện được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đến nay đã có 12/20 trường mầm non, 25/25 trường tiểu học (trong đó có 7/25 trường tiểu học đạt chuẩn mức độ 2), 11/17 trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
Chú trọng tái cơ cấu
Để đạt mục tiêu đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn NTM, ông có thể cho biết một số giải pháp cụ thể của huyện trong thời gian tới?
Mục đích cuối cùng của xây dựng NTM là tạo ra diện mạo mới, sức sống mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân khu vực nông thôn.
Vì vậy, để nông dân ngày càng ấm no, có một sự thay đổi thực sự cho cuộc sống, chúng tôi xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là tập trung phát triển SX, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm từ 12-13%.
Tái cơ cấu SXNN là bước đi được Triệu Phong chú trọng để xây dựng NTM
Phấn đấu đưa thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 52-55 triệu đồng/năm. Song song với đó là giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,5 - 3%/năm.
Để đạt được mục tiêu trên, phải tăng cường công tác vận động, huy động mọi nguồn lực tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM một cách bền vững. Phấn đấu có 50% số xã đạt chuẩn NTM vào năm 2020.
Ngoài ra, chú trọng phát triển ngành nghề, dịch vụ, xây dựng thêm các chợ, trung tâm thương mại ở các cụm dân cư. Phát triển làng nghề truyền thống. Cùng với đó là chú trọng đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Để thực hiện mục tiêu đó, Triệu Phong tiếp tục thực hiện tái cơ cấu SXNN theo hướng xây dựng trang trại, vùng chuyên canh tập trung SX hàng hóa bền vững gắn với xây dựng NTM.
Mở rộng liên danh liên kết SX, chú trọng phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng thế mạnh của cả 3 vùng gò đồi, đồng bằng, biển và ven biển.
Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế với gần 1.000 ha là cánh đồng có giá trị thu nhập cao.
Ứng dụng tiến bộ kĩ thuật để không ngừng nâng cao SX, sản lượng, chất lượng, giá trị sản phẩm. Chú trọng phát triển giống lúa mới, chất lượng cao, phát triển đàn bò lai...
Chú trọng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các loại hình DN phát triển. Huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế… góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực cũng như làm tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; chú trọng phát triển đi đôi với tăng cường bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai....
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm

Vụ Đông xuân này ở Châu Thành A (Hậu Giang) sẽ thực hiện thí điểm với diện tích nhỏ, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng ở vụ Hè thu. Theo đó, những nơi đất gò, đất manh trồng lúa kém hiệu quả sẽ chuyển sang trồng bắp

Năm 2004, với sự hỗ trợ quốc tế, cây ca cao được khởi động ở Việt Nam với các bước khá căn cơ, quy hoạch đến 2020 là 50.000ha. Hiện nay con số này khoảng 25.000ha, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên, chủ yếu trồng xen vào vườn dừa, điều, cà phê, cây ăn trái... 10.000ha trong số này đã thu hoạch, với 5.000 tấn hạt. Theo dự báo, nhu cầu sử dụng hạt ca cao trên thế giới đang tăng, đặc biệt là vùng Trung Đông, Brazil, Nga, Ukraine, Trung Quốc trong khi sản lượng toàn cầu không tăng nhiều. Nhưng ca cao có số phận khá long đong so với cây trồng khác.

Mô hình trồng xoài Đài Loan của nông dân xã Mỹ Hiệp (Chợ Mới - An Giang) mang lại nguồn thu nhập khá cao. Là một trong những hộ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng xoài Đài Loan, chị Nguyễn Ngọc Huyền khoe: “Cứ một héc- ta trồng xoài Đài Loan thu lãi gần 20 triệu đồng”.

Từ nhiều năm trở lại đây, vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông, Gia Lai) đã trở thành “miền đất hứa” của cánh nhà nông trồng dưa hấu. Có năm lãi lớn, không ít hộ kiếm được cả trăm triệu đồng trong vòng vài tháng. Thế nhưng 2 năm trở lại đây, giá dưa liên tục thấp đã khiến người dân lỗ nặng.

Anh Phạm Thanh Hợp, cán bộ khuyến nông xã Phong Niên (Bảo Thắng - Lào Cai) chỉ cho chúng tôi những cây nhãn ghép gần một năm trước đây đang vươn những cành mới khỏe mạnh. Anh hồ hởi: “Đợt ghép nhãn thứ 2 trên địa bàn xã vừa hoàn thành với hơn 1.000 cây, người dân đã hiểu và tin tưởng hơn vào khoa học, kỹ thuật tân tiến để phục hóa vườn tạp”.