Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tầm quan trọng của việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản

Tầm quan trọng của việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản
Ngày đăng: 08/11/2015

Vì vậy, việc ứng dụng chế phẩm sinh học (CPSH) được xem là chìa khóa góp phần cho sự thành công của nghề nuôi thủy sản thời hội nhập.

CPSH là sản phẩm có chứa các nhóm vi sinh vật (là những loài vi khuẩn sống có lợi) như nhóm: Bacillus sp., Lactobacillus sp., Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp….

Ngoài ra, trong thành phần của một số CPSH có chứa các enzyme (men vi sinh) như Protease, Lipase, Amylase… có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giúp hấp thu tốt thức ăn.

Khi đưa CPSH vào môi trường nước ao, các vi sinh vật (VSV) có lợi sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh trong môi trường nước.

Các VSV có lợi này được xem là “người lao động” rất cần mẫn trong ao nuôi, sự hoạt động của chúng có tác dụng:

- Làm sạch nước và đáy ao nuôi nhờ chúng phân hủy các chất hữu cơ trong nước, hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước nên hạn chế tảo phát triển và giảm lớp bùn đáy ao.

Nhờ vậy, giúp ổn định pH nước, ổn định màu nước, giảm khí độc NH3, H2S… làm cho tôm cá khỏe mạnh, ít bệnh, ăn nhiều, mau lớn.

- VSV có lợi phát triển nhiều sẽ kìm hãm, ức chế, lấn át sự phát triển của VSV có hại do chúng cạnh tranh thức ăn và tranh giành vị trí bám với VSV có hại, do đó sẽ hạn chế được mầm bệnh phát triển để gây bệnh cho tôm, cá.

- Khi CPSH được sử dụng trộn vào thức ăn cho tôm, cá ăn sẽ nâng cao khả năng hấp thu thức ăn của cơ thể tôm, cá, làm giảm hệ số thức ăn và phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho tôm cá.

Do vậy, việc sử dụng CPSH góp phần hạ giá thành sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các mô hình nuôi thủy sản như:

Làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số thức ăn); tôm, cá mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi; tăng tỷ lệ sống và tăng năng suất cho tôm, cá nuôi; giảm chi phí thay nước; giảm chi phí sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong việc điều trị bệnh; tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng và góp phần bảo vệ môi trường.

Các CPSH có tác dụng chính là phòng bệnh cho tôm, cá, cho nên cần phải sử dụng càng sớm càng tốt để phát huy tối đa hiệu quả phòng bệnh.

Vì vậy, khi sử dụng CPSH cần lưu ý những yêu cầu sau:

- Nên sử dụng CPSH ngay sau khi cải tạo ao.

Vì trong quá trình cải tạo ao, diệt tạp thì hầu như các VSV (kể cả VSV có lợi và có hại) đều bị tiêu diệt.

Do đó, trước khi thả giống vào ao nuôi cần phải đưa CPSH vào nước ao để phục hồi sự hiện diện của các VSV có lợi và tái tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho ao (đặc biệt là những ao ương tôm, cá giống).

- Khi sử dụng CPSH, ngoài việc xem trong thành phần có chứa các nhóm vi sinh (vi khuẩn có lợi) hay không, người sử dụng cần xem kỹ các công dụng và hướng dẫn sử dụng (có in ở ngoài bao bì) để tùy trường hợp cụ thể của mỗi ao nuôi tôm, cá mà sử dụng đúng theo công dụng và hướng dẫn để hiệu quả sử dụng CPSH đạt được cao nhất.

- Không sử dụng CPSH cùng lúc với các loại hóa chất và kháng sinh, vì kháng sinh và hóa chất sẽ làm chết các nhóm vi sinh của các CPSH, do đó việc sử dụng CPSH sẽ không có hiệu quả.

- Nếu đã sử dụng các loại hóa chất (Formol, thuốc tím, phèn xanh, BKC …) tạt vào ao nuôi thì khoảng 2 - 3 ngày sau nên sử dụng CPSH để khôi phục lại các nhóm VSV có lợi trong nước để cải thiện chất lượng nước và hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Nếu đã sử dụng kháng sinh để trị bệnh thì sau khi ngưng sử dụng kháng sinh nên dùng các loại men vi sinh trộn vào thức ăn cho tôm cá ăn để khôi phục lại hệ men đường ruột vì thuốc kháng sinh đã làm chết hệ men đường ruột trong hệ tiêu hóa của tôm, cá.

- Cần lưu ý đến điều kiện bảo quản các CPSH ở các nơi cung ứng, vì các CPSH nếu để nơi có ánh nắng trực tiếp thì sẽ làm chết các nhóm VSV có lợi trong CPSH, do đó việc sử dụng CPSH sẽ không còn tác dụng.

Sử dụng CPSH trong quy trình nuôi thủy sản được xem là một tiến bộ khoa học - kỹ thuật, có ý nghĩa sâu xa là tạo được sự an toàn về môi trường, cũng như an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Vì sức khỏe con người và sự phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững, hãy ứng dụng chế phẩm sinh học để sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm thủy sản an toàn, chất lượng.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Cà Tím Giống Mới Lãi 200 Triệu Đồng/ha Trồng Cà Tím Giống Mới Lãi 200 Triệu Đồng/ha

Thời gian gần đây, cà tím giống mới của Thái Lan VIOLET KING 252 cho năng suất cao, được bà con nông dân ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, trồng khá phổ biến. Nhờ trồng loại cây này nhiều gia đình đã giàu lên, tiêu biểu là hộ anh Bùi Đình Tuấn, hiện ở khu phố 4, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, với diện tích 3 ha trồng cà tím, thu nhập 600 triệu đồng.

23/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Nhện Ở Bình Dương Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Nhện Ở Bình Dương

Nhắc đến tên của loài rắn này, không ít người nghĩ rằng đây là loài rắn độc, rất khó gần chứ nói gì đến việc thuần chủng, nuôi nhốt. Vậy mà hiện tại, nhiều hộ dân ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát (Bình Dương) đã chọn nuôi bởi lợi nhuận rất cao. Tính trung bình, người nuôi lãi ròng khoảng 1 triệu đồng/con/năm.

26/11/2012
Người Giúp Đất Nghèo Chuyển Mình Người Giúp Đất Nghèo Chuyển Mình

Ở bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhiều người đều thầm cảm ơn ông Kha Văn Phon, Trưởng bản vì với tư cách Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông đã giúp bà con tiếp cận với đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó có điều kiện cải thiện cuộc sống. Không những thế, ông còn là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, xứng đáng để bà con trong bản học tập.

23/06/2013
Mô Hình Nuôi Rắn Ri Tượng Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Rắn Ri Tượng Hiệu Quả Cao

Mô hình nuôi rắn ri tượng quy mô nhỏ được ông Cao Văn Hùng, ấp Tân Bửu, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), áp dụng 3 năm, cho thu nhập từ 30 - 100 triệu đồng/năm. Từ cách nuôi đơn giản, hiệu quả, ông đang mở rộng quy mô nuôi đối tượng này.

05/08/2013
Mô Hình “Chăn Nuôi Gà Thả Vườn” Hiệu Quả Ở Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) Mô Hình “Chăn Nuôi Gà Thả Vườn” Hiệu Quả Ở Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận)

Tháng 8/2012, Trạm Khuyến nông huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) triển khai mô hình “chăn nuôi gà thả vườn” với qui mô 1.000 con ở 6 xã với 20 hộ tham gia. Trong đó, xã Hàm Hiệp có 6 hộ tham gia. Mỗi hộ được cung ứng 50 con giống gà ta lai. Nhà nước hỗ trợ 100% tiền giống, tư vấn kỹ thuật và 50% thuốc thú y, thuốc sát trùng. Sau gần 3 tháng nuôi trọng lượng gà bình quân ở 20 hộ tham gia đạt 1,3 kg/con, tỉ lệ gà sống đạt 91,05%. Với giá thị trường hiện nay khoảng 82.500 đồng/kg, mỗi lứa nuôi 50 con gà, bà con lãi gần 1,6 triệu đồng.

27/11/2012