Tam Nông (Đồng Tháp) Thu Hoạch Dứt Điểm Hơn 130 Ha Tôm Càng Xanh

Tính đến ngày 22/10/2014, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã thu hoạch dứt điểm trên 130ha tôm càng xanh, với tổng sản lượng gần 200 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Hiện nay, diện tích đang thu hoạch trên 472ha, với sản lượng 155 tấn tôm.
Tính chung, 82 hộ dân ở 6 xã: Phú Thọ, Phú Thành A và B, An Long, Phú Ninh và thị trấn Tràm Chim thả nuôi hơn 602ha tôm càng xanh năm 2014 đã thu hoạch được tổng sản lượng trên 350 tấn tôm. Loại 30 con/kg bán giá từ 185.000 đồng - 190.000 đồng/kg, tôm càng xanh ôm trứng từ 50 - 60 con/kg bán với giá từ 120.000 - 130.000 đồng/kg.
Diện tích 472,4ha nuôi tôm còn lại đã đạt từ 57 ngày đến 177 ngày, đàn tôm đang phát triển tốt. Để giúp người nuôi tôm an tâm sản xuất, lãnh đạo UBND huyện Tam Nông, các ngành liên quan và chủ nhiệm hợp tác xã tôm càng xanh Phú Long, xã Phú Thành B đã làm việc và mời gọi, ký kết với các doanh nghiệp đặt điểm thu mua tôm tại vùng dự án trọng điểm nuôi tôm càng xanh xã Phú Thành B và tìm thêm nơi tiêu thụ ổn định cho người nuôi tôm ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Thiên nhiên thật hào phóng, ban tặng cho người dân ở vùng châu thổ Mê Kông một loài cá quý có tên là bông lau (loài hoa trắng). Cá thuộc loại da trơn, thịt trắng, thơm ngon. Giới sành điệu gọi là “đệ nhất da trơn” vì có giá trị cao gấp 10 lần cá tra. Hằng năm, khi nước dưới sông chuyển màu từ đục sang trong, cơn gió chướng bắt đầu thổi, là lúc người dân trong vùng bước vào mùa đánh bắt.

Là huyện trung du miền núi thấp, trừ một số ít xã nằm dọc đôi bờ sông Lam, đất Thanh Chương (Nghệ An) là cả một chuỗi nối nhau của những quả đồi hình bát úp. Ở đó, dưới tán mít, đồi cọ trải dài, những chú gà thơ thẩn kiếm ăn đã làm nên một thương hiệu riêng không thể lẫn - gà đồi Thanh Chương, góp thêm một món ăn độc đáo của vùng đất này ngoài quả tro, nhút mít.

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có hơn 28.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó hơn 10.500 điểm giết mổ không được giám sát, kiểm soát của cơ quan thú y.

Ngày 20-1, Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu loại xuất sắc đối với đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà”. Đề tài do Thạc sỹ Lê Hữu Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa làm chủ nhiệm.

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo thí điểm nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, qua 3 năm thực hiện thí điểm chương trình bảo hiểm trên cây lúa tại 3 huyện: Tân Hồng, Tháp Mười, Châu Thành đã đạt được một số kết quả bước đầu.