Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Tạm ngừng nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh Enrofloxacin

Tạm ngừng nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh Enrofloxacin
Tác giả: Đỗ Hương
Ngày đăng: 04/05/2016

Theo nhận định của Cục Thú y, trong thời gian vừa qua, việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để phòng, trị bệnh dẫn đến sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản bị tồn dư kháng sinh, chất độc hại đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng uy tín xuất khẩu sản phẩm động vật và sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

Đồng thời, qua khảo sát đã phát hiện người nuôi trồng thủy sản sử dụng nguyên liệu kháng sinh Enrofloxacin là hoạt chất cấm sử dụng để phòng, trị bệnh thủy sản theo quy định tại Thông tư 03/2012/TT-BNNPTNT ngày 16/1/2012 của Bộ NN&PTNT.

Do đó, kể từ ngày 15/4/2016, Cục Thú y tạm dừng nhập khẩu 3 tháng đối với nguyên liệu kháng sinh Enrofloxacin để kinh doanh, sản xuất thuốc thú y cho mục đích sử dụng trong nước.

Các giấy phép nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh này đã được Cục Thú y cấp phép không còn hiệu lực kể từ ngày 15/4/2016. Các lô hàng nguyên liệu Enrofloxacin đã làm thủ tục xuất khẩu về Việt Nam trước ngày 15/4 thì được phép làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam. Đối với doanh nghiệp đã ký hợp đồng và chuyển tiền cho công ty xuất khẩu nguyên liệu Enrofloxacin trước ngày 15/4, căn cứ hợp đồng và giấy xác nhận chuyển tiền của Ngân hàng, Cục Thú y sẽ xem xét, cho phép nhập khẩu đối với từng trường hợp cụ thể.

Theo ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu nguyên liệu Enrofloxacin để sản xuất thuốc thú y cho mục đích xuất khẩu, Cục Thú y sẽ thẩm định, cấp phép nhập khẩu và quản lý chặt chẽ nguyên liệu nhập khẩu, bảo đảm việc sử dụng nguyên liệu kháng sinh đúng mục đích.

Đối với nguyên liệu kháng sinh Enrofoxacin đã nhập khẩu chỉ được phép sử dụng để sản xuất thuốc thú y đã được cấp phép lưu hành tại nhà máy sản xuất có Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc thú y hoặc bán cho cơ sở đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thú y còn hiệu lực theo quy định.

Việc cấm sử dụng Enrofloxacin trong chăn nuôi gia súc, gia cầm sẽ được xem xét.

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ ký ban hành thông tư sửa đổi hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

Theo đó, hướng dẫn mới sẽ giảm liều lượng kháng sinh cho phép trong thức ăn chăn nuôi từ 8-10 ppm/tấn xuống còn 5 ppm/tấn, đồng thời ngưng cho phép dùng kháng sinh trộn sẵn trong thức ăn nhằm phòng bệnh cho vật nuôi.

“Mỹ sẽ ngừng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ năm 2017, Thái Lan cũng như vậy, còn EU đã ngừng sử dụng từ năm 2006. Chúng tôi đã đi khảo sát các nước xung quanh, có thể năm 2018 sẽ ngừng cho phép sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi”, ông Vân cho biết thêm.


Có thể bạn quan tâm

Dự trữ cà phê của Việt Nam thu hẹp, đe doạ tăng giá cà phê toàn cầu Dự trữ cà phê của Việt Nam thu hẹp, đe doạ tăng giá cà phê toàn cầu

Sản lượng cà phê của Việt Nam - nhà sản xuất cà phê số 2 thế giới - đang bị thu hẹp, dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt cà phê kéo dài.

29/08/2022
Nông dân Hà Tĩnh khẩn trương thu hoạch lúa hè thu sau mưa lớn Nông dân Hà Tĩnh khẩn trương thu hoạch lúa hè thu sau mưa lớn

Sau những cơn mưa lớn kéo dài mấy ngày qua, bà con Hà Tĩnh lại hối hả ra đồng thu hoạch nốt những chân ruộng còn lại.

12/09/2022
Xuất khẩu nông sản chạy nước rút để về đích Xuất khẩu nông sản chạy nước rút để về đích

Trên đường "chạy nước rút" về đích với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 50 tỷ USD trong năm nay, xuất khẩu nông sản tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn.

12/09/2022
Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè trên biển Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè trên biển

Sáng 9/9, tại thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh), Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT Quảng Ninh tổ chức diễn đàn “Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật.

12/09/2022
Doanh nghiệp ngành gạo Việt Nam có thể đón đầu xu hướng tăng giá Doanh nghiệp ngành gạo Việt Nam có thể đón đầu xu hướng tăng giá

Nguồn cung gạo toàn cầu đang đối mặt rủi ro do thời tiết khắc nghiệt ở các nước xuất khẩu lớn.

26/09/2022