Tâm huyết cùng trái cây sạch

Người “cầm lái” của tập thể năng động này là một lão nông đã qua tuổi 60 - ông Phùng Thanh Tâm, Giám đốc HTX nông nghiệp, dịch vụ, thương mại Bình Lộc.
* Tiên phong ứng dụng công nghệ
Ông Phùng Thanh Tâm vui vẻ khoe: “Tôi đi tỉnh khác chơi, thấy người ta chỉ cần nhấn nút gọi điện thoại là ở nhà hệ thống tưới trong vườn tự hoạt động rồi tự tắt theo chương trình cài đặt sẵn nên mày mò học theo. Vườn sầu riêng, chôm chôm rộng gần 2 hécta của gia đình tôi đều được lắp hệ thống tưới tự động này.
Quy trình sản xuất cũng được kiểm soát chặt chẽ về tỷ lệ phân, thuốc không chỉ cho sản phẩm trái cây sạch mà góp phần giảm rất nhiều chi phí đầu tư”. Mô hình này hiện được rất nhiều xã viên ứng dụng. Các nông dân trong HTX cũng đều đầu tư cải tạo vườn cây giống cũ, chuyển đổi sang giống sầu riêng hạt lép, chôm chôm Thái, nhãn có giá bán cao. Nhờ đó, lợi nhuận từ 1 hécta đất tăng hơn rất nhiều so với những năm trước.
Mấy đời gia đình đều làm nông, cả đời ông Phùng Thanh Tâm cũng luôn gắn bó với mảnh đất, khu vườn. Dù qua tuổi hưu nhưng ông không ngại tham gia các khóa học về tin học, kế toán... để biết cách làm hóa đơn, chứng từ xuất các đơn hàng nông sản khi làm ăn với doanh nghiệp.
Ông Tâm chia sẻ: “Xưa nay, mình chỉ quen thuộc với cái cuốc, cái cày, giờ phải tập làm quen với con số, màn hình vi tính. Tuổi này học cái mới cũng vất vả hơn nhiều nhưng tôi không ngại vì nông dân bây giờ cũng phải biết tính toán, kinh doanh để sản phẩm có đầu ra ổn định hơn. Trăn trở của tôi là tạo được lớp kế thừa cho HTX vì đa số xã viên đều lớn tuổi”.
* Tìm thị trường cho trái cây sạch
Từ năm 2013, hơn 13 hécta chôm chôm (chủ yếu là đặc sản chôm chôm Thái, chôm chôm nhãn) của HTX đã được chứng nhận sản phẩm VietGAP. HTX đứng ra làm đầu mối tập trung nông sản bán với sản lượng lớn nên đảm bảo giá bán trái cây của các xã viên luôn ở mức cao hơn mặt bằng chung ngoài thị trường.
Ông Tâm chia sẻ: “Làm ra sản phẩm sạch đã khó, việc tìm được đầu ra cho sản phẩm càng khó hơn. Hiện sản phẩm sạch của chúng tôi chủ yếu vẫn bán cho thương lái với giá hàng thường. Tôi cũng đã tìm hiểu kênh bán hàng vào siêu thị nhưng thực hiện được không hề dễ”.
Tiếng lành đồn xa, năm 2014, HTX cung cấp được 30 tấn chôm chôm các loại cho một doanh nghiệp ở Hà Nội với giá cao. Năm 2015, HTX mở rộng liên kết với các tổ hợp tác, các HTX nông nghiệp khác chủ động hơn trong tìm kiếm bạn hàng để có đầu ra tốt cho sản phẩm sạch.
Theo ông Tâm, ý thức của các xã viên trong HTX ngày càng cao trong xây dựng và giữ gìn uy tín sản phẩm trái cây sạch. HTX đang tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng chương trình VietGAP cho cây sầu riêng với kỳ vọng xây dựng được thương hiệu sản phẩm an toàn cho vùng đặc sản trái cây ngon Long Khánh.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều gia đình ở vùng biển Tây đã chuyển sang nuôi cá bớp và cá bống trong lồng bè trên biển. Sự xuất hiện sinh vật lạ thời gian qua đã làm cho nhiều bè cá bị thiệt hại nặng. Đáng lo hơn nữa là mặc dù đã được các nhà khoa học lấy mẫu đi nghiên cứu, nhưng đến nay người dân vẫn chưa biết kết quả loài sinh vật lạ gây hại đó là gì.

Với phương châm lấy công làm lời, mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt ở ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (Cà Mau), mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện được cuộc sống của nhiều hộ gia đình nghèo. Một số gia đình biết áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào chăn nuôi dê nên đã thoát nghèo, vươn lên giàu có. Chính quyền địa phương xem đây là mô hình xoá nghèo mới ở đây.

Xã có số hộ nuôi nhiều nhất là Ái Thượng với trên 200 lồng nuôi. Nếu như trước đây bà con đóng lồng nuôi theo cách truyền thống bằng tre, luồng, thì nay nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá bằng lưới quây đã giảm được chi phí đầu tư và đem lại hiệu quả cao hơn. Từ đó nhiều hộ đã áp dụng phương pháp nuôi mới này, có hộ nuôi đến 4 - 5 lồng.

Giá dê giống cũng đang ở mức khá cao, từ 150.000-200.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn, do hiện nay có khá nhiều người tìm mua dê giống để nuôi vì thấy đầu ra dê hơi thời gian qua khá tốt. Trong đó, giống dê Boer đang có giá cao và được nhiều người chọn mua về nuôi vì dê có đặc tính dễ ăn và mau lớn.

Đầu năm 2014, huyện Dầu Tiếng tiếp tục phê duyệt cho xã Thanh Tuyền chuyển đổi 38 ha đất lúa, đất vườn không hiệu quả sang trồng cây măng cụt. Theo quy hoạch tổng thể của dự án, diện tích măng cụt của xã Thanh Tuyền sẽ phát triển lên 150 ha.