Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Phải Gắn Với Tiêu Thụ Sản Phẩm

Ngày 30-7, UBND tỉnh tổ chức họp với các sở, ngành và địa phương để chỉ đạo một số giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang; định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2020 và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Theo Sở NN&PTNT, tái cơ cấu ngành hàng trồng trọt được thực hiện trên cơ sở đa dạng hóa cây trồng, phát huy lợi thế sẵn có; đẩy mạnh áp dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao; tập trung đầu tư công nghệ sau thu hoạch và chế biến, chú trọng biến đổi khí hậu; giá trị sản xuất ngành hàng trồng trọt ước đạt 54.051 tỷ đồng vào năm 2020, tăng bình quân 9,87%/năm giai đoạn 2013 - 2020.
Trong đó, lĩnh vực cây ăn trái sẽ tập trung phát triển xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng, thanh long quy mô từ 3.000 ha trở lên; đối với cây lúa sẽ bố trí các giống lúa có đặc tính nông học và chất lượng tương đồng để tạo sự đồng nhất về chất lượng, tạo thuận lợi cho các khâu từ sản xuất đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ. Về chăn nuôi, tập trung phát triển đàn bò, tăng tỷ trọng gia cầm qua phát triển đàn gà, vịt sinh sản.
Về thủy sản sẽ tập trung thâm canh tôm nước lợ, phát triển cá rô phi xuất khẩu; nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản khai thác thông qua tập trung phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần ở các cảng cá và áp dụng công nghệ mới trong bảo quản sản phẩm khai thác…
Tại cuộc họp, Sở Công thương cũng cho biết, kim ngạch xuất khẩu trái cây trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Riêng mặt hàng gạo, 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đã tăng so với cùng kỳ năm 2013.
Theo nhận định của Sở Công thương, trong vài tháng trở lại đây và những tháng tiếp theo, tình hình tiêu thụ trái cây sẽ còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân do chúng ta còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc…
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Khang yêu cầu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp phải gắn với tiêu thụ sản phẩm. Các ngành có liên quan phải tính đến phương án mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, chứ không thể phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc như hiện nay.
Muốn tái cơ cấu phải nâng cao giá trị gia tăng, tăng thu nhập cho người nông dân. Các địa phương phải tính tái cơ cấu trên lĩnh vực, sản phẩm mà địa phương mình có lợi thế và tiềm năng chứ không làm tràn lan.
Muốn tái cơ cấu thì phải có dự án cụ thể, từ đó đầu tư mới có hiệu quả, đạt mục tiêu. Cần nghiên cứu và khai thác các cơ chế để tận dụng lợi thế đầu tư phát triển. Khai thác biển cũng là một trong những lĩnh vực phải tính toán đến để tái cơ cấu.
Phải chuyển một số diện tích trồng lúa sang các loại rau màu để nâng cao thu nhập cho nông dân. Chúng ta không thể nói chay việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất mà phải cụ thể hóa bằng mô hình. Ngoài ra, ngành chức năng phải ngăn chặn tình trạng thương lái nước ngoài thu mua trái phép nông sản của ta…
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Minh Thơ có thâm niên hơn 20 năm nuôi tôm thẻ chân trắng ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà) cho biết: "Nuôi tôm trải bạt vốn đầu tư ban đầu gấp 3 lần so với nuôi tôm trên ao đất nhưng mang lại lợi nhuận cao, bởi tôm ít bị dịch bệnh và người nuôi có thể thu cả vốn lẫn lời chỉ sau 1 - 2 vụ. Hiện hầu hết bà con nơi đây đã chuyển sang nuôi tôm trải bạt.

Ở Sa Pa hiện nay, số người làm nghề nuôi cá hồi đã lên đến con số vài chục, nhưng người biết nuôi cá và làm cho du khách đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác thì chỉ có Nguyễn Trung Hưng.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2020 cả nước sẽ có 800.000ha cao su nhưng đến hết năm 2012, tổng diện tích cao su cả nước đã là 915.000ha, vượt hơn 100.000 ha (13%).

Từ đầu năm đến nay, do lượng mưa thấp, nắng nóng gay gắt kéo dài, nên hầu hết các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Bình Định bị khô kiệt, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS). Hiện nay, diện tích nuôi cá nước ngọt bị thu hẹp đáng kể, tình hình dịch bệnh tôm nuôi có nguy cơ bùng phát.

Vụ mùa năm nay, Trạm khuyến nông huyện Thanh Sơn đã đưa vào thử nghiệm cấy mạ ném theo phương pháp gieo mạ khay (hay còn gọi là cấy đứng) diện tích 0,5ha tại khu Bần, xã Võ Miếu với giống lúa lai 3 dòng CT 16. Ưu điểm của phương pháp gieo mạ khay cấy ném là đơn giản, dễ làm, có thể áp dụng trên mọi chân ruộng, trong mọi điều kiện.