Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Đòn Bẩy Thoát Nghèo Bền Vững

Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Đòn Bẩy Thoát Nghèo Bền Vững
Ngày đăng: 10/09/2014

Ngày 10.6.2013, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (NN) theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tỉnh ta cũng đã thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành NN với mục tiêu khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển NN, nông thôn (NT) bền vững cả về KT-XH và môi trường; tăng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của các sản phẩm NN hàng hóa chủ lực; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân NT, góp phần giảm nghèo bền vững, gắn với mục tiêu thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM...

Nhờ có những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại phát triển rất tốt.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, NN-NT tỉnh ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện. Tuy NN phát triển, nhưng thu nhập và đời sống của nông dân và những người làm NN còn thấp, nông dân (ND) vẫn còn nghèo.

Nguyên nhân chính là do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định và dễ bị tổn thương do thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường; các hình thức liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu tính ràng buộc, quy mô, phạm vi liên kết còn ở dạng mô hình.

Mô hình tăng trưởng nông nghiệp hiện nay chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất như công lao động, vốn, vật tư và nguồn lực tự nhiên. Mô hình tăng trưởng này mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp, hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên chưa cao.

Việc liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị mới đang được nghiên cứu, chưa được triển khai mạnh mẽ; hình thức liên kết sản xuất chủ yếu với các gia trại, trang trại; liên kết, hỗ trợ phát triển các HTX, kinh tế hộ, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, lỏng lẻo, thiếu cơ chế ràng buộc; các hình thức áp dụng công nghệ cao, sinh học, NN sạch, hữu cơ chỉ mới ứng dụng ở một số sản phẩm, quy mô còn hết sức khiêm tốn...

Trước thực trạng trên, việc xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành NN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là hết sức cần thiết.

Qua đó, xây dựng và phát triển nền sản xuất NN toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, góp phần thực hiện thành công Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo Quyết định số 339/QĐ-TTg và Đề án tái cơ cấu ngành NN theo Quyết định số 899/QĐ-TTg. Bởi tái cơ cấu ngành NN là một phần của việc tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, gắn chặt với tái cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ - thương mại.

Đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động mạnh mẽ trong NN-NT theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020. Theo đó, nội dung tái cơ cấu trên 4 lĩnh vực gồm trồng trọt, chăn nuôi - thủy sản, lâm nghiệp và lĩnh vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

8 nhóm giải pháp cũng được nêu ra, tập trung vào giải pháp tổ chức lại sản xuất theo phương châm doanh nghiệp hóa sản phẩm, liên kết hóa sản xuất và xã hội hóa đầu tư; ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, chủ động kiểm soát dịch hại và đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất, bảo quản, chế biến; Đẩy mạnh tích tụ, tập trung ruộng đất sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động NT.

Ngoài ra, tỉnh ta cũng đề ra quan điểm thực hiện tái cơ cấu NN vừa phải tuân thủ nguyên tắc thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về an sinh xã hội cho ND; bảo vệ môi trường và lợi ích người tiêu dùng; chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Riêng đối với vùng đặc biệt khó khăn, tái cơ cấu NN phải đảm bảo an sinh xã hội và cân đối cơ bản lương thực cho ND.

Vùng này sẽ thực hiện NN thuần nông hay NN sinh nhai là lĩnh vực sản xuất NN có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính các gia đình. Đối với vùng NN động lực, triệt để thực hiện NN chuyên sâu là hệ thống sản xuất có tổ chức, phù hợp với thị trường lớn.

Về nội hàm bao gồm biện pháp sản xuất được hiện đại hóa gắn với phương thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến; không chỉ cần tăng thêm sản lượng nông sản phẩm mà còn phải nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa, còn phải có lợi cho việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

Với mục tiêu đề ra đến năm 2020, giá trị sản xuất nông, lâm - thủy sản sẽ đạt gần 7.700 tỷ đồng; giá trị sản xuất NN trên diện tích đất canh tác đạt trên 54 triệu đồng/ha.

Cùng với đó, sẽ có trên 70% số HTX hoạt động có hiệu quả; xây dựng được vùng NN chuyên sâu cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày và xây dựng mỗi chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa là những liên kết kinh tế bền vững trong đó có doanh nghiệp làm “đầu tàu”, HTX do ND làm chủ là vệ tinh, nòng cốt là hộ ND.

Các chuỗi giá trị này sẽ kép kín từ khâu đầu vào,sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm để tăng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của các sản phẩm NN hàng hóa chủ lực; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân NT, góp phần giảm nghèo bền vững, gắn với mục tiêu thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM và qua đó phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 4,7 – 5%/năm...


Có thể bạn quan tâm

Niềm Vui Niềm Vui "Japonica" Trên Mường Quế

Những ngày này, khắp vùng Mường Nọc, Châu Kim, Tiền Phong, Tri Lễ... của huyện Quế Phong (Nghệ An), hầu như nhà nào cũng thơm lừng cơm gạo mới. Tiếng đồn về hương vị thơm ngon của thứ gạo chịu lạnh, chịu hạn đã đến với cả những vùng miền xa nhất trong huyện, làm cho nhà nhà đều muốn tìm mua để nấu nồi cơm mới mừng thành quả vụ mùa bằng thứ sản vật thơm ngon sớm “bén đất, mến người”.

20/11/2014
Thêm Vụ Mía Đắng Lòng Thêm Vụ Mía Đắng Lòng

Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho thấy thông thường khi hết mùa mía thì giá đường sẽ tăng lên nhưng năm nay ngược lại, giá đường giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do đường nhập lậu từ Thái Lan tràn sang với số lượng lớn, lên đến 400.000-500.000 tấn/năm. Trong khi nhu cầu sử dụng đường trong nước chỉ dao động khoảng 1,3-1,4 triệu tấn/năm. Tức lượng đường lậu chiếm gần 1/3 lượng đường tiêu thụ trong nước. Con số này đã tác động lớn đến các nhà máy đường và gây bức xúc cho giới chuyên môn.

20/11/2014
Thắt Chặt Liên Kết Sản Xuất Lúa Thắt Chặt Liên Kết Sản Xuất Lúa

Với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, TP Cần Thơ không ngừng tranh thủ sự hỗ trợ của Viện Lúa trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập của nông dân.

20/11/2014
Cà Phê Rộ Mùa Giá Cao Cà Phê Rộ Mùa Giá Cao

Vài năm trở lại đây, chương trình cây trồng chủ lực của tỉnh đã hỗ trợ nông dân thâm canh cây cà phê về giống, một phần kinh phí đầu tư để chuyển đổi từ giống cũ năng suất kém sang giống mới năng suất cao, chất lượng tốt. Theo đó, thu nhập của nông dân trồng cà phê trong tỉnh ngày càng cao. Đây cũng là một trong những cây trồng được Đồng Nai khuyến khích phát triển vùng chuyên canh với quy mô sản xuất lớn, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ để có đầu ra bền vững.

20/11/2014
Làm Hồng Khô Phong Cách Nhật Làm Hồng Khô Phong Cách Nhật

Đà Lạt không chỉ được người sành ăn biết đến với rau ôn đới, dâu tây mà còn có những trái hồng nổi tiếng. Hồng Đà Lạt có thể ăn theo nhiều cách, hồng chín đỏ ngọt lịm, hồng giòn ngọt mát, hồng khô dẻo quánh. Những lò sấy hồng Đà Lạt đã cho ra đời những trái hồng sấy có thể để lâu, để du khách mang theo như một món quà đặc biệt.

20/11/2014