Tái Cấu Trúc Ngành Và Xây Dựng Nông Thôn Mới Là Nhiệm Vụ Then Chốt

Chiều 28/7, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) tổ chức hội nghị đánh giá tình hình hoạt động của đơn vị 6 tháng đầu năm 2014, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát dự và chỉ đạo hội nghị.
Sau khi nghe ông Trịnh Khắc Quang, Q. Giám đốc VAAS, báo cáo kết quả hoạt động của đơn vị, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị các đại biểu thẳng thắn làm rõ một số vấn đề thiết yếu của ngành.
Theo Bộ trưởng, năm 2015 có một việc cần phải bàn nhiều hơn là xác định nghiên cứu khoa học có trọng tâm trong tái cơ cấu ngành. Đối với lĩnh vực trồng trọt, ngoài coi trọng nghiên cứu chọn tạo SX hạt giống cần chú ý đến kỹ thuật canh tác. Một vấn đề khác, theo Bộ trưởng là mới hết 5 tháng đầu năm 2014, chúng ta đã NK hơn 3 triệu tấn ngô. Có ý kiến cho rằng, cứ đà này thì tiền bán gạo không đủ tiền nhập ngô.
"Ngày hôm qua, tôi đã ký quyết định cho sử dụng cây trồng biến đổi gen đối với cây ngô tại Việt Nam. Đây là một quyết định mạnh của chúng ta tại thời điểm này", Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng cũng đặt ra vấn đề, hiện nay giống cây điều đầu dòng thì tốt nhưng giống SX trong dân lại kém. SX điều trong năm dự kiến đạt 300 ngàn tấn, trong khi đó phải NK 600 ngàn tấn.
"Trên cương vị Bộ trưởng, tôi thấy nợ người nông dân miền núi về các kỹ thuật bản địa. Tôi ý thức rằng, không nên áp đặt các kỹ thuật miền xuôi cho miền núi. Tôi mong các đồng chí tiếp tục tìm hiểu rõ thuộc tính đất, khí hậu, kỹ thuật canh tác, giống cây bản địa để phù hợp với nông dân miền núi", Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết.
“Tại sao SX trong nước lại xuống? Tại sao năng suất mía ở các nước Thái Lan, Trung Quốc, Philippine đạt 80 - 100 tấn/ha mà ở nước ta chỉ đạt 55 - 64 tấn/ha? Giá đường của ta cũng cao hơn giá đường Thái Lan?", Bộ trưởng đặt câu hỏi.
Trước tinh thần cởi mở và thẳng thắn của Bộ trưởng, các đại biểu đã bày tỏ nhiều ý kiến với mong muốn ngành nông nghiệp phát triển mạnh hơn.
Ông Ngô Quang Vinh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện KHKTNN miền Nam, cho rằng vấn đề Bộ trưởng đặt ra hoàn toàn đúng đắn. Trước đây cây điều là xóa đói giảm nghèo thì nay phải coi nó là cây hàng hóa. “Vấn đề tưới nước cho cây điều cũng đang có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Cá nhân tôi thì cho rằng cần phải tưới nước cho cây điều”, ông Vinh cho biết.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đồng ý với đề xuất đó và cho biết: “Tôi đã từng hỏi một GĐ Sở NN - PTNT ở miền Nam rằng có nên tưới nước cho cây điều không, vị này bảo không. Riêng tôi thì cho rằng đã là cây trồng thì cần tưới nước. Chúng ta thấy mía, cà phê, sắn được tưới nước năng suất đều tăng lên. Vấn đề này, tôi đề nghị các đồng chí nghiên cứu và có câu trả lời thỏa đáng”.
Trong phát biểu của mình, ông Nguyễn Văn Bộ, nguyên GĐ Viện VAAS mạnh dạn đề xuất với Bộ trưởng nhiều nội dung, trong đó đáng chú ý là: Mong Bộ trưởng có ý kiến với Thủ tướng về các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp thì nên để ngành NN - PTNT chủ trì thực hiện.
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá cao về các kết quả hoạt động của Viện VAAS trong thời gian qua cũng như cơ bản đồng ý về các kiến nghị đề xuất của đơn vị. Về một số kiến nghị vượt thẩm quyền giải quyết của Bộ, Bộ trưởng hứa sẽ tham mưu báo cáo Chính phủ xem xét quyết định.
Bộ trưởng Cao Đức Phát lưu ý có 2 nhiệm vụ lớn của Bộ cần phải tập trung cao độ thực hiện cho bằng được và phải có hiệu quả. Đó là tái cơ cấu ngành và xây dựng NTM. Trong đó phải làm cho thu nhập của người dân được tăng lên. Trong tái cấu trúc ngành thì nhiệm vụ đầu tư KHCN và tổ chức lại SX được coi là nhiệm vụ chính.
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân Nguyễn Dương, chủ tàu cá QNg – 46814 TS, cùng với bạn chài chuyển những rổ ruốc vào bờ bán cho thương lái. Anh cho biết: “Những ngày cận Tết, ngư dân đánh bắt gần bờ như tụi tui thường trúng đậm ruốc và cá cơm. Chỉ sau một đêm, mỗi tàu kiếm được hàng chục triệu đồng. Chủ tàu thu được từ 6 -10 triệu, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng”.

Diện tích nuôi tôm công nghiệp năm 2014 ở huyện Đầm Dơi hơn 365 ha, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp trong huyện hơn 2.690 ha, năng suất đạt từ 5 - 7 tấn/ha, diện tích nuôi tôm quang canh cải tiến hơn 9.000 ha. Xây dựng 9 mô hình sản xuất có hiệu quả ở các xã Tân Dân, Tân Thuận, Tân Đức, Nguyễn Huân và thị trấn Đầm Dơi.

Lỡ vụ cá tết - vụ cá luôn được đặt nhiều kỳ vọng trúng mùa, trúng giá do ảnh hưởng của thời tiết thất thường hoặc ô nhiễm nguồn nước - đang là nỗi lo của không ít các hộ nông dân nuôi cá. Ông Võ Anh Đang, Chủ nhiệm Hợp tác xã thủy sản Đa Tôn (huyện Tân Phú) chia sẻ, hồ Đa Tôn được hợp tác xã thuê đầu tư nuôi cá theo hướng để các loài cá sinh trưởng như bên ngoài tự nhiên nên vụ thu hoạch chính là vào thời điểm cuối năm, khi nước hồ cạn bớt nước.

Nhìn lại năm 2014, thời tiết tương đối thuận lợi cho những chuyến biển. Một năm làm ăn hiệu quả của tàu thuyền có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Phan Thiết tuy không phải đô thị 100% tập trung về ngư nghiệp nhưng nghề biển đã gắn bó từ rất lâu đời với những địa phương như Đức Thắng, Đức Nghĩa, Bình Hưng, Hưng Long, Đức Long, Hàm Tiến, Mũi Né…

UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành quy định mức hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho các đối tượng: hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.