Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái Cấu Trúc Ngành Lúa Gạo Theo Hướng Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh

Tái Cấu Trúc Ngành Lúa Gạo Theo Hướng Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh
Ngày đăng: 27/11/2014

Cần hình thành các vùng chuyên canh trồng lúa với một số mô hình mẫu tại vùng trọng điểm trồng lúa trên cả nước.

Tổ chức lại sản xuất; Xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo trong đó nhấn mạnh đến vai trò của các nông hộ sản xuất nhỏ và hình thành các vùng chuyên canh lúa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật… là những nội dung chính được nêu lên tại hội thảo “Tái cấu trúc ngành lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phục vụ xây dựng nông thôn mới”. Hội thảo do Bộ NN&PTNT phối hợp với Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tổ chức sáng 26/11 tại Hà Nội.

Thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Viện nghiên cứu lúa quốc tế triển khai các nghiên cứu và và tham vấn hỗ trợ kỹ thuật của Viện đối với các lĩnh vực của ngành lúa gạo như: Giống, công nghệ sinh học, sản xuất bền vững và chính sách nhằm giúp cải thiện ngành lúa gạo Việt Nam, nâng cao thu nhập của nông dân.

Qua khảo sát các vùng sản xuất lúa trọng điểm, Viện nghiên cứu lúa quốc tế đề xuất 6 sáng kiến gồm: Lai tạo giống lúa chất lượng cao và sản xuất thương mại các loại gạo đặc sản đáp ứng nhu cầu nội địa và phục vụ xuất khẩu; Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam; Giảm tổn thất sau thu hoạch trong chuỗi giá trị lúa gạo; Giảm tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lúa gạo; Tiếp cận nông hộ nhỏ sản xuất lúa gạo. Đề xuất các chính sách nhằm đẩy mạnh chiến lược phát triển lúa gạo chất lượng cao và phát triển ngành nông nghiệp  bền vững….

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Lê Quốc Doanh nêu rõ: Ngoài cà phê và hạt điều, lúa gạo được lựa chọn là một trong 3 sản phẩm chủ lực để đột phá trong tái cơ cấu ngành trồng trọt. Mốn thành công trong thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải tập trung tái cơ cấu và đổi mới lại một số ngành hàng nông sản chính, trong đó trước hết là lúa gạo làm sao nâng cao được giá trị gia tăng của lúa gạo phục vụ xuất khẩu và nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa.

“Ngoài nội lực của Việt Nam, Bộ NN&PTNT rất cần sự hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong đó có Viện nghiên cứu lúa quốc tế và Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc. Qua hội thảo hôm nay, hi vọng Bộ NN&PTNT và Viện nghiên cứu lúa quốc tế sẽ xây dựng được Khung chương trình hợp tác hiệu quả cao và khả thi khi triển khai trên thực tế thời gian tới đối với ngành lúa gạo Việt Nam”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.

Các đại biểu trong và ngoài nước cho rằng, cần tập trung làm rõ tổ chức lại sản xuất ngành lúa gạo theo khu vực địa lý, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của Việt Nam. Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, diện tích đất đai manh mún ở nhiều địa phương, cần hình thành các vùng chuyên canh trồng lúa, trong đó triển khai thí điểm một số mô hình mẫu tại vùng trọng điểm trồng lúa trên cả nước; Nâng cao chất lượng công tác giống cây trồng, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của các nông hộ sản xuất nhỏ.

Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty Giống cây trồng Thái Bình nêu ý kiến: Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp không đến với nông dân sẽ không bao giờ phát triển được hệ thống lúa gạo của Việt Nam. Đây là một chủ thể không thể thiếu trong quá trình phát triển ngành lúa gạo, nhưng vấn đề đặt ra là ai sẽ là người đại diện cho nông dân với quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ manh mún như hiện nay.

Ông Báo cũng cho biết, hiện Công ty Giống cây trồng Thái Bình đã hình thành được 60 đầu mối liên kết chuỗi trên cả nước nhưng trên thực tế ở các địa phương có rất ít những đối tác đại diện cho nông dân theo đúng nghĩa là tổ chức kinh tế để có thể ký kết chịu trách nhiệm về pháp lý khi đứng ra ký hợp đồng với doanh nghiệp.

Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Tai-cau-truc-nganh-lua-gao-theo-huong-nang-cao-kha-nang-canh-tranh-108-48395.html


Có thể bạn quan tâm

 Phát triển mạnh cây giống cam sành Phát triển mạnh cây giống cam sành

Với điều kiện thuận lợi có nước ngọt quanh năm, trong những năm qua, nhân dân các xã Tân Phú Tây, Phú Mỹ, Phước Mỹ Trung, Hưng Khánh Trung A, Tân Bình, Tân Thanh Tây và Nhuận Phú Tân (Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) phát triển khá mạnh nghề trồng và sản xuất cây giống.

06/11/2015
Xây dựng nông thôn mới người dân, doanh nghiệp góp vốn hơn 50% Xây dựng nông thôn mới người dân, doanh nghiệp góp vốn hơn 50%

So với các huyện vùng ven khác của TP.HCM như Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, ấn tượng về xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Nhà Bè không chỉ là những mô hình làm kinh tế giỏi, những nông dân tỷ phú… mà là một đô thị vùng ven mới được xây dựng khang trang, sạch đẹp.

06/11/2015
Bí quyết tránh rét, bảo vệ đàn trâu bò độc đáo ở Bản Mế Bí quyết tránh rét, bảo vệ đàn trâu bò độc đáo ở Bản Mế

Xã Bản Mế nằm ở nơi thượng nguồn sông Chảy, từ xưa đã nổi tiếng là địa bàn có thời tiết khắc nghiệt nhất của huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

06/11/2015
Xuất khẩu cá tra vào Mỹ giảm mạnh Xuất khẩu cá tra vào Mỹ giảm mạnh

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), do bị áp thuế chống bán phá giá ở mức cao, xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ - một trong những thị trường chính của cá tra Việt Nam, đã giảm mạnh trong quý III/2015.

06/11/2015
Năng suất lao động thấp, cạnh tranh giảm Năng suất lao động thấp, cạnh tranh giảm

Thông tin trên được đưa ra tại Diễn đàn chính sách nông nghiệp thường niên 2015 do tổ chức Liên minh Nông nghiệp tổ chức ngày 4.11 tại Hà Nội.

06/11/2015