Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản
Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản là một Nghị định quan trọng, quy định đầy đủ, có hệ thống, đồng bộ các chính sách cơ bản đối với sự phát triển của ngành thủy sản.
Đó là các chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng cho khai thác hải sản gồm các cảng cá, bến cá; chính sách tín dụng; chính sách vay vốn lưu động; chính sách bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên.
Đặc biệt, khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn vỏ thép/vật liệu mới công suất lớn với lãi suất ưu đãi để dần chuyển từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời góp phần vào bảo vệ các vùng biển của nước ta. Nghị định đã có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2014.
Việc Chính phủ ban hành Nghị định 89/2015/NĐ-CP là nhằm tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị định 67.
Về chính sách tín dụng, Điểm a, khoản 1, Điều 4 của Nghị định 67 được sửa đổi bổ sung nội dung “chủ tàu được thực hiện một hoặc nhiều nội dung:
Thay máy tàu; gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị khai thác, máy móc trang thiết bị bảo quản sản phẩm, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa”
. Đồng thời bổ sung trường hợp đóng mới tàu vỏ vật liệu mới vào diện được hưởng chính sách tin dụng như tàu vỏ thép.
Nghị định 89/2015/NĐ-CP đã bổ sung nội dung mới của điểm c, khoản 1 Điều 4 của Nghị định 67.
Cụ thể “Đối với trường hợp gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị khai thác, máy móc trang thiết bị bảo quản sản phẩm, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa:
Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị nâng cấp với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm”.
Đồng thời cũng quy định rõ “Tàu cá đóng mới phải sử dụng máy thủy mới; trường hợp nâng cấp máy tàu có thể sử dụng máy thủy mới hoặc máy thủy đã qua sử dụng theo quy định”.
Về thời hạn vay, điểm d, khoản 1, Điều 4 của Nghị định 67 được sửa đổi, bổ sung nội dung “Thời hạn cho vayhỗ trợ lãi suất: 11 năm đối với trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ hoặc nâng cấp tàu; 16 năm đối với đóng mới tàu vỏ thép hoặc vỏ vật liệu mới”.
Đồng thời Nghị định 89/2015/NĐ-CP cũng nêu rõ, quy định này được áp dụng cả với những Hợp đồng vay vốn ngân hàng thương mại đóng mới tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP đã ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành”.
Về một số chính sách khác, Nghị định 89/2015/NĐ-CP đã bổ sung thêm khoản 5 Điều 7 của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về thí điểm cơ chế hỗ trợ một lần sau đầu tư đối với chủ tàu thuộc đối tượng hưởng chính sách tín dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.
Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ NN và PTNT xây dựng thí điểm cơ chế hỗ trợ một lần sau đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nội dung thí điểm cơ chế hỗ trợ một lần sau đầu tư bao gồm đối tượng, điều kiện, nguyên tắc, mức hỗ trợ và trình tự thủ tục hỗ trợ; trong đó mức hỗ trợ đảm bảo tương đương với mức hỗ trợ của chính sách tín dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.
Về tổ chức thực hiện, Chính phủ giao Bộ NN và PTNT quy định về yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra an toàn kỹ thuật máy thủy đã qua sử dụng lắp đặt trên tàu cá
. Đồng thời giao Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó có máy thủy đã qua sử dụng; quy định riêng về tiêu chuẩn máy thủy đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp cần thiết.
Về thiết kế mẫu tàu vỏ gỗ, Chính phủ giao Bộ NN và PTNT hướng dẫn, lựa chọn địa phương thiết kế mẫu tàu khai thác và dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ vỏ gỗ có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên phù hợp với nghề hoạt động và đặc trưng ngư trường, vùng miền; tổng hợp công bố thiết kế mẫu tàu vỏ gỗ.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thực hiện thiết kế mẫu tàu cá vỏ gỗ khai thác, dịch vụ hậu cần khai thác hải sản có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đảm bảo phù hợp với tập quán, đặc trưng vùng biển của địa phương, khu vực.
Nghị định 89/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2015.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 4/12, ông Vương Hưng Tuân cán bộ khuyến nông xã Hiệp An, huyện Đức Trọng cho biết, nông dân trong xã đã trồng được 380ha hoa lay-ơn, trong đó có 245ha dự tính sẽ nở vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.

Trong số các công ty cổ phần chuyển đổi hình thức hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nước sang thì Công ty Cổ phần chè Hùng An nổi lên trên địa bàn huyện Bắc Quang và trong tỉnh với những năng lực vượt lên trong khó khăn của việc cạnh tranh thương hiệu, thị trường, giữ vững ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt các nghĩa vụ, chế độ chính sách với Nhà nước, người lao động (NLĐ).

Ngày 3/12/2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 61-KL/TW về thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”. Tháng 9/2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Kết luận 76 để chỉ đạo thực hiện… Kết quả thực hiện Đề án đã góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Lâm Đồng trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Theo chân anh Dũng - cán bộ xã Mậu Duệ (yên Minh), chúng tôi vượt qua gần 5km đường núi quanh co với độ dốc lớn từ trung tâm xã đến Khâu Piai, một thôn vùng cao của xã Mậu Duệ. Những năm gần đây, nhờ sự chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, năng suất lúa, ngô đã tăng đáng kể; sản lượng lương thực ngày một cao, đời sống của người dân cũng đỡ vất vả hơn.

Sau những chuyến đi chơi ở Bắc Bình và nhận thấy địa phương này có nhiều hộ nuôi dông sinh sản, tuy nhiên khâu thu hoạch dông con gặp phải những khó khăn, hiệu quả kinh tế mang lại không cao, anh Ngô Viết Năng đã về bàn bạc cùng các anh Tôn Văn Bảo, Trần Văn Nhân thuộc khu phố 2, phường Lạc Đạo, TP. Phan Thiết tìm ra một giải pháp thu hoạch mới.