Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản
Ngày đăng: 12/10/2015

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản là một Nghị định quan trọng, quy định đầy đủ, có hệ thống, đồng bộ các chính sách cơ bản đối với sự phát triển của ngành thủy sản.

Đó là các chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng cho khai thác hải sản gồm các cảng cá, bến cá; chính sách tín dụng; chính sách vay vốn lưu động; chính sách bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên.

Đặc biệt, khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn vỏ thép/vật liệu mới công suất lớn với lãi suất ưu đãi để dần chuyển từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời góp phần vào bảo vệ các vùng biển của nước ta. Nghị định đã có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2014.

Việc Chính phủ ban hành Nghị định 89/2015/NĐ-CP là nhằm tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị định 67.

Về chính sách tín dụng, Điểm a, khoản 1, Điều 4 của Nghị định 67 được sửa đổi bổ sung nội dung “chủ tàu được thực hiện một hoặc nhiều nội dung:

Thay máy tàu; gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị khai thác, máy móc trang thiết bị bảo quản sản phẩm, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa”

. Đồng thời bổ sung trường hợp đóng mới tàu vỏ vật liệu mới vào diện được hưởng chính sách tin dụng như tàu vỏ thép.

Nghị định 89/2015/NĐ-CP đã bổ sung nội dung mới của điểm c, khoản 1 Điều 4 của Nghị định 67.

Cụ thể “Đối với trường hợp gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị khai thác, máy móc trang thiết bị bảo quản sản phẩm, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa:

Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị nâng cấp với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm”.

Đồng thời cũng quy định rõ “Tàu cá đóng mới phải sử dụng máy thủy mới; trường hợp nâng cấp máy tàu có thể sử dụng máy thủy mới hoặc máy thủy đã qua sử dụng theo quy định”.

Về thời hạn vay, điểm d, khoản 1, Điều 4 của Nghị định 67 được sửa đổi, bổ sung nội dung “Thời hạn cho vayhỗ trợ lãi suất: 11 năm đối với trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ hoặc nâng cấp tàu; 16 năm đối với đóng mới tàu vỏ thép hoặc vỏ vật liệu mới”.

Đồng thời Nghị định 89/2015/NĐ-CP cũng nêu rõ, quy định này được áp dụng cả với những Hợp đồng vay vốn ngân hàng thương mại đóng mới tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP đã ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành”.

Về một số chính sách khác, Nghị định 89/2015/NĐ-CP đã bổ sung thêm khoản 5 Điều 7 của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về thí điểm cơ chế hỗ trợ một lần sau đầu tư đối với chủ tàu thuộc đối tượng hưởng chính sách tín dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ NN và PTNT xây dựng thí điểm cơ chế hỗ trợ một lần sau đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Nội dung thí điểm cơ chế hỗ trợ một lần sau đầu tư bao gồm đối tượng, điều kiện, nguyên tắc, mức hỗ trợ và trình tự thủ tục hỗ trợ; trong đó mức hỗ trợ đảm bảo tương đương với mức hỗ trợ của chính sách tín dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.

Về tổ chức thực hiện, Chính phủ giao Bộ NN và PTNT quy định về yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra an toàn kỹ thuật máy thủy đã qua sử dụng lắp đặt trên tàu cá

. Đồng thời giao Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó có máy thủy đã qua sử dụng; quy định riêng về tiêu chuẩn máy thủy đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp cần thiết.

Về thiết kế mẫu tàu vỏ gỗ, Chính phủ giao Bộ NN và PTNT hướng dẫn, lựa chọn địa phương thiết kế mẫu tàu khai thác và dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ vỏ gỗ có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên phù hợp với nghề hoạt động và đặc trưng ngư trường, vùng miền; tổng hợp công bố thiết kế mẫu tàu vỏ gỗ.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thực hiện thiết kế mẫu tàu cá vỏ gỗ khai thác, dịch vụ hậu cần khai thác hải sản có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đảm bảo phù hợp với tập quán, đặc trưng vùng biển của địa phương, khu vực.

Nghị định 89/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2015.


Có thể bạn quan tâm

Quy định trên trời kìm hãm chăn nuôi Quy định trên trời kìm hãm chăn nuôi

Quy định nước thải chăn nuôi loại A gây lãng phí nguồn phân bón hữu cơ, khiến nông dân phải sử dụng phân bón vô cơ thay thế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

29/05/2015
Hội chợ trái cây tỉnh Bình Phước lần thứ nhất Hội chợ trái cây tỉnh Bình Phước lần thứ nhất

Sáng ngày 28/5, tại Trung tâm Thể dục thể thao, UBND tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ khai mạc hội chợ trái cây tỉnh Bình Phước lần thứ nhất năm 2015.

29/05/2015
Indonesia có thể sẽ phải tăng mạnh nhập khẩu gạo trong năm nay Indonesia có thể sẽ phải tăng mạnh nhập khẩu gạo trong năm nay

Tổng thống Indonesia có thể buộc phải thất hứa bởi các nhà phân tích nhận định Indonesia có thể phải nhập khẩu 1,6 triệu tấn gạo trong năm nay do giá trong nước tăng và El Nino đe dọa mất mùa.

29/05/2015
Cao su xuất khẩu tiếp tục rớt giá, giảm gần 28% Cao su xuất khẩu tiếp tục rớt giá, giảm gần 28%

Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu (XK) cao su đạt 330 nghìn tấn, giá trị đạt 475 triệu USD, tăng hơn 30% về khối lượng nhưng giảm gần 3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

29/05/2015
Ngành mía đường đứng trước bài toán thiếu hụt nguyên liệu Ngành mía đường đứng trước bài toán thiếu hụt nguyên liệu

Hiện tại hầu hết các tỉnh khu vực phía Nam, người dân trồng mía đang thu hẹp diện tích trồng, chuyển đổi dần một phần diện tích mía sang các cây trồng khác nhằm tránh thua lỗ kéo dài suốt 4 năm qua.

29/05/2015