Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sự Thật Tá Hỏa Về Thuốc Tăng Phọt Rau Quả

Sự Thật Tá Hỏa Về Thuốc Tăng Phọt Rau Quả
Ngày đăng: 31/03/2013

Người trồng rau sử dụng thuốc kích thích quá độc, liều lượng cao, gần ngày thu hoạch thì dư lượng thuốc còn lại trong rau sẽ vượt mức cho phép, gây ngộ độc...

Sau khi báo chí liên tiếp đưa tin nhiều địa phương sử dụng các loại, thuốc tăng phọt để thúc rau lớn nhanh và gần đây là sự việc rau su su Tam Đảo sau một đêm mọc dài hàng chục cm, PV đã tìm hiểu và phát hiện: loại thuốc mà người trồng su su dùng để phun để kích thích tăng trưởng cho rau là thuốc có tên PRO FARM- N2 và TONY- 920.Phát ngôn từ Cục Bảo vệ thực vật: “Hiện, Cục chưa có kết luận gì về loại rau su su được phun kích thích tăng trưởng trong đêm và bán ngay cho người sử dụng vào sáng hôm sau. Cục sẽ chỉ đạo điều tra tìm hiểu kỹ mới có thông tin chính thức". Tuy nhiên, theo ông này, trong điều kiện lý tưởng, một đêm, ngọn su su cũng có thể dài ra 5 - 10 cm.

Hiểm họa khôn lường

Theo phân tích của các chuyên gia bảo vệ thực vật, thực chất các hóa chất, các gói thuốc kích thích tăng trưởng thực vật đều trong danh mục sử dụng, nhưng nếu dùng quá liều, chắc chắn sẽ gây hại khó lường đối với sức khỏe con người.
 Thuốc TONY-920 trên bao bì ghi tên Công ty Cổ phần BMC ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc sản xuất. Tony 920 là chất kích thích sinh trưởng cây trồng sử dụng trên lúa, chè, cây ăn trái, hành tỏi, rau màu và hoa cây cảnh...Trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật thì thuốc TONY 920 có hoạt chất chính là Gibberellic acid. Đây là loại thuốc điều hòa sinh trưởng được phép sử dụng.

 Thuốc Tony 920 là loại thuốc nằm trong danh mục được phép sử dụng có hoạt chất chính là Gibberellic acid, là một trong 4 nhóm chất điều hoà sinh trưởng thực vật.
Theo các chuyên gia về thuốc bảo vệ thực vật, Gibberellic acid được tổng hợp trong các phần non và có nhiều tác dụng sinh lý quan trọng như: kích thích sự phân chia tế bào, đặc biệt chủ yếu làm thân cây sinh trưởng lóng (tăng trưởng theo chiều cao), kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, kích thích quá trình ra hoa, đẩy mạnh sự phát triển và kéo dài các tế bào. Thời gian sử dụng an toàn chất này cho mỗi đợt là từ 10 -15 ngày.

Trả lời báo chí, TS. Nguyễn Thị Nhung, Trưởng Bộ môn thuốc, cỏ dại, môi trường Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện nay để kích thích sinh trưởng vươn ngọn, bật chồi nhanh giúp cho rau tăng năng suất, nhiều hộ dân thường mua các loại thuốc kích thích.

Tuy nhiên, nếu người trồng rau sử dụng thuốc kích thích quá độc, liều lượng cao, gần ngày thu hoạch, không đảm bảo thời gian cách ly thì dư lượng thuốc còn lại trong rau sẽ vượt quá mức cho phép, gây ngộ độc cho người tiêu dùng, kể cả với các loại thuốc kích thích sinh học. 
Theo bà Nhung, tuy mức độ tồn dư thuốc trong rau mà người dùng có thể bị ngộ độc cấp tính với các biểu hiện như buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy... hoặc sẽ bị ngộ độc mãn tính, lâu dần tích tụ lại các cơ quan nội tạng gây ra những bệnh nguy hiểm cho cơ thể. 
Chiều 28/3, trao đổi với PV, PGS. Phạm Văn Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: “Các loại thuốc kích thích tăng trưởng nhanh không gây bệnh ngay tức thì mà có những ảnh hưởng lâu dài. Khi ăn phải nhiều loại thực phẩm, rau củ có chất kích thích sẽ bị tích lũy trong cơ thể đến một lượng nào đó sẽ gây bệnh".

Theo PGS Duệ, thông thường chỉ một số trường hợp ăn phải thực phẩm rau của có thuốc sâu với nồng độ độc tính quá đậm đặc thì sẽ mắc phải những triệu chứng nhiễm độc nhẹ, nhiễm độc đường tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn ọe, đi ngoài…"Trước đây, Trung tâm Chống độc đã cấp cứu một số trường hợp nhiễm độc do ăn rau muống trái mùa bị người ta tưới hóa chất, chất kích thích tăng trưởng và thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, những trường hợp đó không nhiều”, ông Duệ nói.

Người phun thuốc có thể bị xử lý hình sự?

Theo Thông tư 03 mà Bộ NNPTNT ban hành vừa có hiệu lực tháng 2 vừa qua, người sử dụng thuốc BVTV nếu gây thiệt hại về vật chất cho người khác thì phải bồi thường; gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác còn phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
 Việc sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc chung, đó là: Chỉ được sử dụng thuốc BVTV trong Danh mục được phép sử dụng do Bộ trưởng Bộ NNPTNT ban hành; sử dụng thuốc BVTV đúng với hướng dẫn đã được ghi trên nhãn thuốc. Việc sử dụng thuốc phải đảm bảo nguyên tắc bốn đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; phải tuân thủ thời gian cách ly đã được ghi trên nhãn.
 Theo đó, người sử dụng thuốc BVTV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi: Sử dụng thuốc tùy tiện, không đúng kỹ thuật được khuyến cáo, không đảm bảo thời gian cách ly; sử dụng thuốc cấm, sử dụng thuốc ngoài Danh mục. Bên cạnh đó, hành vi vứt bỏ bao gói đã đựng thuốc, đổ thuốc, nước thuốc không đúng quy định gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người, vật nuôi và môi trường cũng bị xử lý.
 Trong trường hợp, nếu sử dụng thuốc BVTV gây thiệt hại về vật chất cho người khác, thì phải bồi thường hoặc gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác, thì ngoài việc bồi thường còn phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
 Như vậy, nếu quả thật các trường hợp bón thuốc kích thích khiến rau củ mọc nhanh đến hàng chục cm và thu hoạch, bán ngay sau khi phun thuốc mà báo chí phản ánh là chính xác, chắc chắn người trồng rau sẽ bị xử lý theo pháp luật, thậm chí xử lý hình sự nếu sản phẩm họ bán ra gây hại đến tính mạng người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Cao Su Tiểu Điền Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Trồng Cao Su Tiểu Điền Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Trong những năm gần đây, huyện Đức Cơ (Gia Lai) đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần ổn định và nâng cao cuộc sống của người dân.

14/05/2014
Gia Lai Tăng Cường Kiểm Tra Các Hoạt Động Kinh Doanh, Sản Xuất Hồ Tiêu Gia Lai Tăng Cường Kiểm Tra Các Hoạt Động Kinh Doanh, Sản Xuất Hồ Tiêu

Tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, Sở vừa có công văn yêu cầu các đơn vị chức năng trong ngành tăng cường kiểm tra các hoạt động kinh doanh và sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh.

02/06/2014
Phát Triển Cây Thanh Long Phải Hướng Tới Sản Xuất Sạch Phát Triển Cây Thanh Long Phải Hướng Tới Sản Xuất Sạch

Những năm qua, cây thanh long đã ngày một khẳng định giá trị và trở thành cây trồng chủ lực của nhiều địa phương mang lại hiệu quả cũng như giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên để cây thanh long phát triển một cách bền vững, lâu dài thì nhất quyết người trồng thanh long phải hướng đến một nền sản xuất sạch, chất lượng cao và bền vững.

14/05/2014
Tây Nguyên Đổ Xô Trồng “Tiêu Lạ” Tây Nguyên Đổ Xô Trồng “Tiêu Lạ”

Thời gian vừa qua, nhiều người dân Tây Nguyên đua nhau trồng giống “tiêu lạ” với gốc ghép có nguồn gốc ngoại lai là cây trầu amazon. Trong khi đó, năng suất, chất lượng và khả năng chống sâu bệnh của gốc ghép này chưa được cơ quan chức năng kiểm định.

02/06/2014
Hiệu Quả Từmô Hình Chuyển Đổi Sang Trồng Táo Và Ổi Ở Tân Chi Hiệu Quả Từmô Hình Chuyển Đổi Sang Trồng Táo Và Ổi Ở Tân Chi

Đi trên quốc lộ 38, qua địa phận xã Tân Chi (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), người đi đường dễ dàng nhìn thấy những hàng bán táo, ổi quanh năm hai bên đường. Trò chuyện với người bán hàng chúng tôi được biết táo, ổi ở đây chủ yếu từ những khu vườn của thôn Văn Trung, xã Tân Chi, huyện Tiên Du cung cấp.

02/06/2014