Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử dụng Vitamin C trong nuôi thủy sản

Sử dụng Vitamin C trong nuôi thủy sản
Ngày đăng: 05/11/2015

Khi cá thiếu Vitamin C sẽ dẫn đến việc giảm ăn, yếu ớt và hoạt động kém, nặng hơn là bị biến dạng cấu trúc, dị tật xương sống, ưỡn lưng, nứt đầu… hay xuất hiện hiện tượng xuất huyết gốc vây và da, mất sắc tố ở da, tổn thương da.

Ở tôm, thức ăn thiếu Vitamin C là nguyên nhân dẫn đến bệnh chết đen do màu sắc cơ thể chuyển sang màu đen tối và làm giảm tỷ lệ sống của ấu trùng tôm.

Hầu hết các loài cá, tôm đều có các yêu cầu về chế độ sử dụng Vitamin C theo định lượng, phụ thuộc các yếu tố như:

Thói quen, kích thước và tốc độ tăng trưởng của tôm, cá nuôi; hình thức nuôi; quá trình sản xuất thức ăn; các đặc tính của môi trường nước và tình trạng sinh lý của cá, tôm; giai đoạn phát triển.

Nhu cầu Vitamin C thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển: Ở giai đoạn ấu trùng tôm, cá cần được cung cấp lượng Vitamin C nhiều hơn giai đoạn trưởng thành và giai đoạn bố mẹ; tôm, cá bị bệnh thì nhu cầu bổ sung Vitamin C cũng sẽ cao hơn so với tôm, cá khỏe mạnh.

Trong nuôi thủy sản, khi thời tiết thay đổi hoặc xung quanh vùng nuôi có dịch bệnh cũng nên bổ sung thường xuyên Vitamin C vào thức ăn cho tôm, cá ăn.

Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào loại Vitamin C, khoảng 500 - 1.000 mg/kg thức ăn hoặc theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì; đồng thời nên định kỳ bổ sung khoảng 3 - 5 ngày/tháng; khi cá bị bệnh cần tăng thêm liều lượng và bổ sung 5 - 7 ngày liên tục.

Lưu ý, nên bổ sung Vitamin C với thuốc bổ, men tiêu hóa nhằm tăng sức đề kháng cho cá, tôm trước khi cho chúng dùng kháng sinh để điều trị bệnh.

Ngoài ra, không nên sử dụng Vitamin C cùng với các loại kháng sinh điều trị bệnh vì các loại kháng sinh này không bền khi ở cùng Vitamin C.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cung cấp Vitamin C cho tôm, cá với nhiều loại và tỷ lệ hàm lượng khác nhau.

Với các hàm lượng khác nhau thì việc bổ sung cho tôm cá nuôi cũng sẽ khác nhau về liều lượng. Hàm lượng Vitamin C cao thì liều lượng bổ sung thấp hơn và ngược lại. Người nuôi cần mua của các công ty có uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Nuôi Tiếp Tục Bị Nhiễm Bệnh Tôm Nuôi Tiếp Tục Bị Nhiễm Bệnh

Theo Chi cục Thú y Phú Yên, hiện tình trạng tôm nuôi bị nhiễm bệnh tiếp tục diễn ra tại các vùng nuôi. Thống kê trong tháng 5, toàn tỉnh có thêm 205,5 ha diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh, tập trung ở TX Sông Cầu 49,5 ha, huyện Đông Hòa 151 ha, Tuy An 5 ha, nâng số diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh từ đầu năm đến nay trong tỉnh lên 781 ha.

28/05/2012
Dừa Khô, Dừa Giống “Rủ Nhau” Lao Dốc Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Dừa Khô, Dừa Giống “Rủ Nhau” Lao Dốc Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nhu cầu thấp, nguồn cung dồi dào tiếp tục kéo giá dừa nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL giảm mạnh trong những ngày qua. Không chỉ dừa nguyên liệu, giá dừa giống cũng quay đầu giảm nhanh.

14/05/2012
Chuyện Người Lính Thành “Vua” Lợn Rừng Xứ Nghệ Chuyện Người Lính Thành “Vua” Lợn Rừng Xứ Nghệ

Người dân xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, Nghệ An, gọi anh Hùng ở xóm Đào Nguyên là “Vua lợn rừng”. Trang trại lợn rừng của anh được đánh giá là lớn nhất miền Tây xứ Nghệ.

25/04/2012
"1 Phải, 5 Giảm" - Tiến Bộ Kỹ Thuật Mới

Sau nhiều năm thử nghiệm ở nhiều tỉnh Nam Bộ, mới đây biện pháp kỹ thuật tổng hợp “1 phải, 5 giảm” đã được Cục Trồng trọt công nhận là tiến bộ kỹ thuật (TBKT) mới trong SX lúa ở nước ta.

28/02/2012
Cần “Tiếp Viện” Vaccin Phòng Chống Dịch Tai Xanh Cần “Tiếp Viện” Vaccin Phòng Chống Dịch Tai Xanh

Nguyên nhân chính khiến dịch tai xanh bùng phát ở hàng loạt các tỉnh phía Bắc với số lượng lợn chết lên tới hàng nghìn con là do các địa phương đang thiếu vaccin trầm trọng để tiêm phòng cho đàn lợn.

30/05/2012