Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử Dụng Phế Phẩm Cây Cao Su, Cây Mì Làm Cơ Chất Trồng Nấm Bào Ngư

Sử Dụng Phế Phẩm Cây Cao Su, Cây Mì Làm Cơ Chất Trồng Nấm Bào Ngư
Ngày đăng: 23/07/2014

Qua nghiên cứu cho thấy quy trình trồng nấm bào ngư trên cơ chất cây mì được tiến hành qua các giai đoạn: cơ chất ủ với nước vôi (tỷ lệ 2%), sau đó đóng bịch, hấp khử trùng, cấy giống, ươm bịch, nuôi trồng và cuối cùng là thu hái.

Với mục tiêu đưa những tiến bộ khoa học công nghệ vào đời sống nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Tây Ninh đã thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ nghiền phế phẩm cây cao su, mì làm cơ chất trồng nấm bào ngư”.

Vừa qua, Trung tâm đã tổ chức hội thảo về đề tài này để đánh giá khả năng hoạt động của máy nghiền, cũng như việc trồng nấm bào ngư trên cơ chất cao su, mì.

Theo đề tài, Tây Ninh có tổng diện tích trồng mì là hơn 45.000 ha và lượng cây mì dư ra sau khi đã tuyển chọn làm giống là trên 400.000 tấn. Bên cạnh đó, tổng diện tích trồng cây cao su là hơn 93.000 ha, ước tính toàn tỉnh có hơn 30.000 tấn cành cao su khô. Qua đó cho thấy nguồn nguyên liệu từ cây mì và cành cao su khô là rất lớn, có thể đủ đáp ứng cho việc trồng nấm.

Mặt khác, nấm là một loại rau sạch, nên ngoài việc trồng nấm mèo, nấm rơm thì những năm gần đây bà con cũng đã áp dụng thành công quy trình nuôi trồng nấm bào ngư, linh chi… Nhìn chung, việc trồng nấm không đòi hỏi nhiều diện tích, vừa góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn, vừa giúp người dân tăng thêm thu nhập.

Đề tài được tiến hành trên cơ sở thực hiện hai chuyên đề. Một là cải tiến máy nghiền cây để tạo ra máy nghiền cây mì, cành cao su làm nguyên liệu (cơ chất) nuôi trồng nấm. Hai là xây dựng mô hình nuôi trồng nấm bào ngư trên giá thể cây mì, cao su. Thời gian qua, Trung tâm đã nghiên cứu cải tiến thành công máy nghiền cây (nói chung) để tạo ra máy nghiền cây mì, cành cao su. Nguồn động lực kéo máy có công suất từ 30 HP trở lên và công suất máy nghiền khoảng 0,7 tấn/giờ.

Song song đó, qua nghiên cứu cho thấy quy trình trồng nấm bào ngư trên cơ chất cây mì được tiến hành qua các giai đoạn: cơ chất ủ với nước vôi (tỷ lệ 2%), sau đó đóng bịch, hấp khử trùng, cấy giống, ươm bịch, nuôi trồng và cuối cùng là thu hái. Sau 5 lần thử nghiệm và theo dõi, kết quả cho thấy hầu hết số bịch nuôi trồng, phôi nấm đã ăn tơ kín, chỉ có 0,5% số bịch phôi bị nhiễm nấm dại, đồng thời có thể điều chỉnh cho ra nấm trong thời gian theo ý muốn.

Theo Trung tâm thì mô hình này sẽ còn được khảo nghiệm thêm nhiều lần để khẳng định tính bền vững, hiệu quả kinh tế trước khi chuyển giao kết quả và khuyến cáo ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Lai- Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Tây Ninh cho biết, nếu mô hình được triển khai và nhân rộng thì Trung tâm sẽ tiến hành thu mua nguyên liệu cây mì đồng thời tiến hành ủ, hấp, cấy giống theo quy trình công nghiệp để cung cấp cho bà con nông dân có nhu cầu trồng nấm; đồng thời Trung tâm cũng sẽ bảo đảm về đầu ra của sản phẩm để bà con có thể yên tâm hơn khi sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Người Dân Quảng Trị Phấn Khởi Vì Sắn Được Mùa, Được Giá Người Dân Quảng Trị Phấn Khởi Vì Sắn Được Mùa, Được Giá

Những chiếc ô tô chở nguyên liệu của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa làm việc liên tục trong ngày, vượt qua những dốc đồi cách trở để đến tận rẫy thu mua sắn của nông dân. Trên những đồi sắn, những hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất.. Năm nay, thời tiết thuận lợi trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sắn và đặc biệt là nhà máy thu mua với giá cao hơn năm trước nên người dân rất phấn khởi…

09/11/2014
Đăng Ký Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Cà Phê Buôn Ma Thuột Tại EU Đăng Ký Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Cà Phê Buôn Ma Thuột Tại EU

Với sự giúp đỡ của Dự án Hỗ trợ chính sách Đầu tư và Thương mại châu Âu và được sự ủy quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắc Lắc, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đang xây dựng hồ sơ để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại Liên minh châu Âu (EU).

12/11/2014
Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Hơn 1.724 Tỷ Đồng Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Hơn 1.724 Tỷ Đồng

Báo cáo tại hội nghị cho biết: Tổng giá trị sản xuất toàn ngành trong năm 2014 là hơn 1.903 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch, so năm 2013 tăng hơn 310 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất thủy sản là hơn 1.724 tỷ đồng, đạt 114% so kế hoạch, tăng hơn 297 tỷ đồng so năm 2013.

12/11/2014
Giá Giảm, Sâu Bệnh Hại Người Trồng Sắn Gặp Khó Giá Giảm, Sâu Bệnh Hại Người Trồng Sắn Gặp Khó

Vào thời điểm này, nông dân các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên) đang thu hoạch sắn chạy lũ. Khác với tâm trạng vui mừng như các vụ sắn trước, năm nay ai cũng lắc đầu trước vụ sắn “đắng”.

09/11/2014
Đón Luồng Cá Tết Đón Luồng Cá Tết

Trò chuyện với chúng tôi sau cả ngày lao động mệt nhọc, ông Huyến cho hay cá cơm xuất hiện nhiều từ giữa tháng 7 âm lịch hằng năm, có khi kéo dài đến cận Tết hoặc ra Giêng. Nhiều nhất là khi gió nồm đông se sắt theo cái lạnh từ biển cả, có đàn lên tới cả tấn. "Những lúc may mắn gặp đàn cá lớn như vậy thì tha hồ mà hốt bạc" – ông Huyến chia sẻ.

12/11/2014